Theo đó, mục tiêu đề ra là việc dạy và học tiếng nói chữ viết dân tộc Mường được tổ chức dưới nhiều hình thức cho toàn thể cán bộ viên chức, công chức, học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học, cấp học trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể: Đến năm 2021, có 5% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường; đến năm 2022, 100% học sinh, sinh viên trong địa bàn tỉnh Hòa Bình được học tiếng Dân tộc Mường. Đến năm 2025, có trên 20% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường. Đến 2035, 100% cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Mường sử dụng thành thạo tiếng dân tộc Mường.
Từ năm 2021 đến 2025: Triển khai dạy và học thí điểm ở các trường dân tộc nội trú (DTNT), một số trường phổ thông, 1 trụng tâm GDTX-GDNN, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Trường CĐ Sư phạm Hòa Bình. Triển khai dạy thí điểm cho cán bộ, công, chức, viên chức và người lao động (dự kiến 1 lớp). Triển khai giai đoạn 1 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Từ năm 2026 đến 2035: Dạy đại trà cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học sinh các trường phổ thông, học viên các trung tâm GDTX-GDNN, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án: 60.168.336.300 đồng, từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ngân sách tỉnh Hòa Bình giao trong dự toán hằng năm; nguồn cân đối ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.