Hỗ trợ trẻ dưới 3 tuổi vùng đặc biệt khó khăn: Đi tìm nguồn lực

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét tham mưu cho Chính phủ có chính sách hỗ trợ trẻ nhà trẻ (trẻ dưới 3 tuổi) tại các xã đặc biệt khó khăn.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Hiện nay trẻ mẫu giáo có chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí, nhưng trẻ nhà trẻ lại không có chính sách hỗ trợ, phải nộp tiền học phí, sách vở, ăn trưa. Tại vùng khó khăn, các hộ nghèo không đủ điều kiện cho con theo học, ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ ra lớp.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non, trong đó có chính sách hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP và chính sách hỗ trợ học phí, chi phí học tập quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Các chính sách này áp dụng đối với trẻ em 3 - 5 tuổi thuộc một số vùng khó khăn nhằm góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đến trường; tăng tỷ lệ chuyên cần; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ; tạo tiền đề tốt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp 1; bảo đảm duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và tiến tới thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo. Trong điều kiện ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay Nhà nước chưa đủ nguồn lực để áp dụng chính sách này đối với trẻ nhà trẻ.

Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của cử tri để nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.