Hỗ trợ như vậy tôi thấy khó...

Hỗ trợ như vậy tôi thấy khó...

Thế nhưng qua thực tế triển khai, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, thậm chí đến mức tréo ngoe - cần sớm được khắc phục.

Đó có thể là chuyện xây nhà tình nghĩa cho cán bộ huyện; bò, dê “đi lạc” vào nhà chủ tịch xã; hộ khá giả nhưng vẫn được đưa vào danh sách hưởng các chính sách của hộ nghèo; hỗ trợ cây, con giống không đúng đối tượng, không phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán của người dân... Và mới đây nhất là việc, dù thiếu nước do hạn mặn nhưng nhiều nhà vườn ở tỉnh Tiền Giang lại từ chối nhận nguồn nước hỗ trợ miễn phí của Nhà nước. 

Lý do là bởi phần lớn các hộ có vườn cây nằm xa đường giao thông, xa điểm cấp nước. Bởi vậy, dù nước được cấp miễn phí nhưng không có phương tiện vận chuyển, phải thuê mướn xe bồn, xe tự chế, xe gắn máy chở với chi phí quá cao, cao hơn tiền mua nước từ các dịch vụ cung cấp nước ngọt của tư nhân. Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt hỗ trợ của Nhà nước rất hạn chế, không đủ tưới cho vườn cây và mất nhiều thời gian chờ đợi nên người dân không mấy mặn mà, dù cả cây và người đều khát...

Sẽ không còn có những nghịch lý kiểu như dù khát nhưng không muốn nhận nước ngọt hỗ trợ miễn phí; hỗ trợ lợn nái nhưng người dân lại “được” nhận lợn con; bất đắc dĩ “phải” trở thành hộ nghèo... nếu quá trình triển khai thực hiện sát - trúng - đúng với nhu cầu và thực tế. Nếu việc triển khai các chính sách hỗ trợ không phải là cho có, là để giải ngân hoặc để có việc mà báo cáo...

Có thể nguyên nhân của tình trạng trên là bởi hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, manh mún, thiếu gắn kết. Có thể là bởi nhận thức về vai trò của các chính sách hỗ trợ của cả người dân và các cơ quan chức năng chưa đúng, chưa đầy đủ; còn năng tâm lý trông chờ, ỷ lại. Và một yếu tố đặc biệt cần cần nhấn mạnh ở đây chính là khâu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập dẫn đến hiệu quả thấp, không hiệu quả, thậm chí gây thất thoát thoát, lãng phí.

Khi người dân cần, Nhà nước có chính sách hỗ trợ. Điều cốt lõi là triển khai thực hiện sao cho hiệu quả. Và khi đã phát hiện những bất cập, cần nhanh chóng có giải pháp khắc phục. Khi có sai phạm phải kiên quyết xử lý chứ không thể coi đó là những “tai nạn nghề nghiệp”.

Đừng để người dân phải “khó xử” khi nhận các chính sách hỗ trợ, như một nhà vườn ở Tiền Giang phát biểu với báo chí: Hỗ trợ như vậy tôi thấy khó, bất cập lắm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ