Hỗ trợ người lao động mất việc sau CPH doanh nghiệp Dệt may

Hỗ trợ người lao động mất việc sau CPH doanh nghiệp Dệt may
Mức hỗ trợ bằng tổng mức trợ cấp mất việc, thôi việc thực tế chi trả cho người lao động
Mức hỗ trợ bằng tổng mức trợ cấp mất việc, thôi việc thực tế chi trả cho người lao động

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người lao động mất việc, thôi việc (có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định CPH) trong thời hạn 5 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

Trong 12 tháng kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, nếu người lao động trong công ty bị mất việc làm hoặc thôi việc thì người lao động được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

Công ty cổ phần có người lao động bị mất việc, thôi việc trên được Tập đoàn Dệt May Việt Nam hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn để chi trả cho người lao động. Mức hỗ trợ bằng tổng mức trợ cấp mất việc, thôi việc thực tế chi trả cho người lao động sau khi đã sử dụng dự phòng trợ cấp mất việc làm của Công ty được trích lập đủ và chi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 5 kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ Luật Lao động, số còn lại được Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam thanh toán. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.

Các doanh nghiệp trên được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam để chi trả cho người lao động nghỉ việc theo mức hỗ trợ.Trường hợp Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam không đủ để trả cho người lao động thì Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương sẽ thanh toán phần còn thiếu…

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.       

Trần Nhật

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.