Hỗ trợ, giúp đội ngũ giáo viên gắn bó với vùng đất mới

GD&TĐ - Nhiều thầy cô đến miền đất lạ, nơi núi cao, đảo xa dạy học và gắn bó với nơi đây như quê hương ruột thịt.

Thầy Trần Ngọc Hảo và học trò tại Trường THPT Ngô Quyền.
Thầy Trần Ngọc Hảo và học trò tại Trường THPT Ngô Quyền.

24 năm dạy học nơi đảo xa

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Trường ĐHSP Quy Nhơn, chuyên ngành Hóa học, vì khó tìm việc ở quê nhà, thầy Trần Ngọc Hảo (quê Tuy Hòa, Phú Yên) chọn Bình Thuận để nộp hồ sơ.

Khi nhận quyết định công tác, được động viên ra đảo Phú Quý dạy học với lời hứa tạo điều kiện về đất liền sau 3-5 năm, thầy Sơn chấp nhận và trở thành một trong những thầy cô đầu tiên của Trường THPT Ngô Quyền - ngôi trường vừa mới thành lập trong năm đó.

“2000 là năm đầu tiên đảo Phú Quý thành lập trường THPT. Trước đó, học sinh học hết THCS phải vào đất liền, rất vất vả. Nhiều em nghỉ học giữa chừng do điều kiện đi lại giữa đảo và đất liền hết sức khó khăn, thường xuyên không có tàu ra vào mỗi khi mùa gió bấc ùa về”, thầy Trần Ngọc Hảo cho hay.

Nhớ lại những khó khăn khi đó, thầy Hải kể về sự mệt mỏi trong hành trình lênh đênh trên biển hơn 8 tiếng đồng hồ trong thời tiết sóng gió những ngày cuối tháng 8; khó khăn về ngôn ngữ; về đời sống như chỗ ở, các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, thiếu thốn phải chạy mượn để trang trải cuộc sống...

Hàng năm, số giáo viên đất liền ra công tác rồi về lại đất liền thay đổi liên tục cũng đã làm người ở lại chạnh lòng và bất ổn, vừa buồn, vừa tủi thân.

Bù lại sự khó khăn là sự tiếp đón nhiệt tình, thân thiện của các thầy cô ở Phòng GD&ĐT, ở trường, quan tâm động viên tinh thần và vật chất. Sự thương yêu, tôn trọng không vụ lợi của học sinh và phụ huynh; sự hỏi han ân cần chất phác, sẵn sàng giúp đỡ của người dân; vẻ đẹp thiên nhiên, không khí trong lành ở đảo… cũng làm thầy giáo trẻ vơi đi những khó khăn ban đầu xa quê.

Mặc dù đôi lần bản thân có ý định về lại đất liền an cư công tác và lập gia đình, tuy nhiên sau 3 năm công tác, thầy Hảo đã lập gia đình và người bạn đời của thầy là giáo viên cùng dạy cùng trường, đồng cảnh ngộ quê xa.

Tình đồng nghiệp, tình thầy trò là một trong những lý do khiến những nhà giáo xa quê gắn bó với vùng đất mới.

Tình đồng nghiệp, tình thầy trò là một trong những lý do khiến những nhà giáo xa quê gắn bó với vùng đất mới.

“Hiện tại, tôi làm chủ tịch Công đoàn trường, tổ trưởng chuyên môn, vừa giảng và vừa công tác chủ nhiệm. Dù công việc tuy nhiều, song bản thân tự nhủ mình phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực hết mình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ học sinh thân yêu ở đảo.

Hiện nay, gia đình đã ổn định, các con theo học tại ngôi trường mình công tác, bản thân được đồng nghiệp tin yêu. Đó là niềm hạnh phúc và động lực lớn để tiếp tục công tác cống hiến, đồng thời cho thấy việc chọn nơi công tác là đúng đắn. Hiện nay, Trường THPT Ngô Quyền còn 8 thầy cô từ đất liền vào giảng dạy và cũng đã an cư lập nghiệp”, thầy Trần Ngọc Hảo chia sẻ.

Nhiều chính sách “giữ chân” giáo viên

Theo ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), theo thống kê, hiện có hơn 60% (122/200) giáo viên đang công tác là người từ các tỉnh khác đến lập nghiệp và gắn bó với ngành Giáo dục huyện đảo Côn Đảo.

Cơ bản, các thầy cô đều rất tâm huyết, yêu nghề, chịu khó học hỏi và luôn cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn gần 100%, trong đó cấp mầm non có tỷ lệ giáo viên trên chuẩn (trình độ đại học) là 98%.

Nhiều giáo viên tiểu học, trung học cơ sở đã khắc phục mọi khó khăn về địa lý, điều kiện đi lại để học tập liên thông đại học, học sau đại học để tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh…

Nhờ đó, trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục huyện đảo Côn Đảo luôn duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp. Huyện có nhiều học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh; đạt giải các kỳ thi, cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm trên 97%; học sinh đậu đại học từ 65% - 70% với điểm trung bình khá cao, nhiều trường điểm chuẩn trên 25 điểm.

Thầy Trần Ngọc Hảo và học trò tại Trường THPT Ngô Quyền.

Thầy Trần Ngọc Hảo và học trò tại Trường THPT Ngô Quyền.

Chia sẻ về những chính sách động viên, hỗ trợ, giúp đội ngũ gắn bó với vùng đất mới, ông Nguyễn Văn Mạnh cho biết, ngoài chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Trung ương (phụ cấp khu vực 0,7; phụ cấp đặc biệt 50%), Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có một số chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Trong đó có chính sách hỗ trợ 2.300.000 đồng/người/tháng. Chính sách khuyến khích công tác lâu năm tại Côn Đảo (đủ 5 năm đến dưới 10 năm được hưởng thêm phụ cấp 0,5 lần lương cơ sở/tháng; từ 10 năm đến dưới 15 năm được hưởng thêm phụ cấp 0,7 lần lương cơ sở/tháng; từ 15 năm trở lên được hưởng thêm phụ cấp 1,0 lần lương cơ sở/tháng).

Ngoài ra còn có chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động ở trường mầm non (60.000 đồng/người/ngày thực tế làm việc). Chính sách hỗ trợ và khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (học sau đại học sẽ được hỗ trợ 30.000.000 đồng/người; khi đi tập huấn, học tập chuyên môn tùy theo điều kiện có thể được thanh toán theo chế độ công tác phí (đi phương tiện máy bay).

“Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến công tác sắp xếp, bố trí nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở tập thể cho giáo viên khi đến công tác tại huyện đảo Côn Đảo. 100% giáo viên độc thân, cả 2 vợ chồng là giáo viên đều được ưu tiên bố trí nhà ở khi nhận công tác tại huyện”, ông Nguyễn Văn Mạnh cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...