HLV Troussier sang Nhật Bản gặp Công Phượng

GD&TĐ - HLV Philippe Troussier mới đây đã trực tiếp sang Nhật Bản để gặp gỡ tiền đạo Công Phượng.

HLV Troussier gặp Công Phượng tại Nhật Bản.
HLV Troussier gặp Công Phượng tại Nhật Bản.

Nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho lượt trận thứ 3 vòng loại 2 World Cup của đội tuyển Việt Nam, HLV trưởng Philippe Troussier đã trực tiếp sang Nhật Bản để theo dõi, kiểm tra phong độ của tiền đạo Công Phượng.

Ở trận khai màn J2 League giữa Yokohama FC và Renofa Yamaguchi vào hôm 24/2, Công Phượng tiếp tục ngồi ngoài khi không có tên trong danh sách thi đấu.

Sáng 25/2, Công Phượng được ra sân thi đấu trọn vẹn 90 phút trong trận đấu dành cho đội hình B của hai đội song không ghi bàn hay đóng góp pha kiến tạo nào.

HLV Philippe Troussier đã gặp gỡ, cập nhật thông tin và động viên Công Phượng tiếp tục nỗ lực phấn đấu, trước hết là có cơ hội được ra sân nhiều hơn tại J2 League qua đó đảm bảo phong độ và trở lại tuyển Việt Nam.

Đội tuyển Việt Nam dự kiến sẽ hội quân trở lại từ ngày 12/3 để chuẩn bị cho 2 trận đấu với Indonesia tại vòng loại World Cup 2026. Lượt đi trên sân Gelora Bung Karno ngày 21/3 và lượt về tại SVĐ Mỹ Đình ngày 26/3.

Nhiều người kỳ vọng, chiến lược gia người Pháp sẽ triệu tập Công Phượng ở đợt tập trung tới trong bối cảnh đoàn quân áo đỏ đang rất cần một chiến thắng để có cơ hội đi tiếp.

Về nhân sự tuyển Việt Nam, lúc này Tuấn Anh đang làm bạn với chấn thương và vừa vắng mặt ở trận đấu với Quảng Nam ở vòng đấu thứ 10 vừa qua và dự kiến sẽ nghỉ đến hết lượt đi, tức ngày 9/3.

Tuy nhiên theo tìm hiểu, nhiều khả năng phải đến cuối tháng 3 Tuấn Anh mới có thể hồi phục hoàn toàn để trở lại thi đấu. Điều này khiến anh gần như lỡ cơ hội tham dự 2 trận gặp Indonesia vào ngày 21/3 và 26/3 tại vòng loại World Cup 2026.

Một ca chấn thương khác cũng khiến dư luận không khỏi lo lắng là trường hợp của Quế Ngọc Hải. Cầu thủ này có dấu hiệu tái phát chấn thương và chưa rõ thời điểm trở lại sân cỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.