HLV Honda, ‘Bóng đá Việt Nam đẳng cấp châu lục, Campuchia khó theo kịp’

GD&TĐ - Theo Keisuke Honda bóng đá Thái Lan và Việt Nam đã đạt tới đẳng cấp châu lục, bóng đá Campuchia cần phải rất lâu nữa mới có thể theo kịp.

Keisuke Honda đánh giá cao bóng đá Thái Lan và Việt Nam.
Keisuke Honda đánh giá cao bóng đá Thái Lan và Việt Nam.

Mới đây, cựu danh thủ Nhật Bản Keisuke Honda có bài trả lời phỏng vấn trên tờ Khmer Times, HLV trưởng tuyển Campuchia chia sẻ thẳng thắn về việc cần một thời gian dài nữa để theo kịp các nền bóng đá đang dẫn đầu trong khu vực:

"Nền bóng đá Campuchia vẫn đang trong quá trình xây dựng và có thể phải mất từ 5, 10 cho đến 20 năm nữa mới hy vọng theo kịp các nền bóng đá phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan", thuyền trưởng tuyển Campuchia nói.

"Không thể ngay lập tức thay đổi được và tạo được bước nhảy vọt chỉ trong thời gian ngắn. Cần phải xây dựng văn hóa bóng đá trước rồi mới đến nhiều thứ khác. Vì vậy, sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc".

"Hãy nhìn xem bóng đá Thái Lan và Việt Nam đã đầu tư nhiều như thế nào mới có được như ngày nay. Những nước này đang đầu tư vào ngành công nghiệp bóng đá, họ đang từng bước tiến lên đẳng cấp châu lục", HLV Keisuke Honda chốt lại.

Kỳ SEA Games 32 diễn ra vào tháng 5 năm sau với Campuchia được đăng cai làm chủ nhà, HLV Keisuke Honda cũng vừa được gia hạn hợp đồng đến thời điểm này để dẫn dắt đội U23 xứ Chùa Tháp thi đấu với mục tiêu tranh huy chương ở môn bóng đá nam.

Trong lịch sử SEA Games, đội U23 Campuchia chỉ giành thành tích cao nhất là về hạng 4 ở kỳ SEA Games 2019 tại Philippines. Do đó, ở lần được tổ chức trên sân nhà lần đầu tiên trong năm 2023, LĐBĐ Campuchia đang rất kỳ vọng dưới sự dẫn dắt của HLV Keisuke Honda, U23 Campuchia sẽ lần đầu giành huy chương vàng SEA Games.

SEA Games 32 có 49 môn với 608 nội dung. Tuy nhiên trong số 49 môn thi lại không có nhiều môn nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic và là thế mạnh của Việt Nam như bắn súng, bắn cung, rowing, Canoeing...

Tuy nhiên, lại có rất nhiều môn thể thao lạ được đưa vào chương trình thi đấu như Field and Indoor Hockey, Floorball, Cờ Khmer hay đua moto nước...

Một điều rất đặc biệt là Campuchia đưa ra quy định rất lạ lùng: Chỉ các VĐV chủ nhà mới được tham gia 100% vào các môn thể thao đối kháng hoặc võ thuật, còn các nước khác phải cân nhắc phân chia lực lượng thi đấu tối đa 70% nội dung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.