Messi không về Barca, PSG nhắm Salah của Liverpool

GD&TĐ - Messi được cho là đã từ chối mọi cuộc gọi của đội bóng xứ Catalunya.

Messi từ chối trở lại mái nhà xưa Barca.
Messi từ chối trở lại mái nhà xưa Barca.

Gia nhập PSG vào mùa hè năm ngoái theo dạng CNTD, Lionel Messi đã ký với đội bóng nước Pháp bản hợp đồng kéo dài 2 năm. Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì siêu sao người Argentina sẽ rời PSG vào cuối mùa giải này.

Hiện tại, Messi đang thể hiện phong độ hủy diệt trong màu áo PSG với 12 bàn thắng cùng 15 kiến tạo trên mọi đấu trường qua được nhiều đội bóng quan tâm như Man City, Chelsea và Inter Miami.

Mới đây, tờ Mirror tiết lộ rằng CLB Barcelona đã có những liên hệ với gia đình của Messi. Sau khi chia tay tiền đạo này vào mùa Hè năm 2021, Blaugrana đã nhận ra đó là sai lầm và đang muốn tìm mọi cách để đưa chân sút này trở lại mái nhà xưa.

Tuy nhiên, Messi đã từ chối hoàn toàn mọi cuộc gọi của đội bóng xứ Catalunya bởi cảm thấy bị BLĐ đội bóng cũ cùng Chủ tịch Joan Laporta lừa dối trắng trợn trong suốt nhiều năm liền.

Do đó dù chỉ còn hợp đồng với CLB PSG tới mùa Hè năm nay thì Lionel Messi được cho là ưu tiên ở lại nước Pháp hoặc gia nhập bến đỗ nào cũng được, miễn không phải là Blaugrana.

Đứng trước nguy cơ mất đi cầu thủ quan trọng nhất đội bóng, BLĐ PSG đang gấp rút tìm kiếm những nhân tố nhằm thay thế Messi. Danh sách hiện tại có Salah, Rashford, Martinelli, Leao hay thậm chí là ... Aubameyang.

Salah đã gia hạn với Liverpool và khó lòng rời sân Anfield một sớm một chiều. Trong khi đó, Rashford nằm trong kế hoạch của HLV Ten Hag và MU cũng không có ý định bán ngôi sao của mình ở thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, với Martinelli và Leo, bộ đôi ngôi sao này thăng hoa vượt bậc trong mùa giải năm nay và trở thành chủ công nơi tuyến đầu của Arsenal và AC Milan nên cũng rất khó ra đi trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...