Hình phạt nào dành cho nhóm đối tượng đánh nữ sinh ở Hưng Yên?

Việc xử lý người dưới 16 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ sửa chữa sai lầm, pháp luật áp dụng trong lứa tuổi này mang tính răn đe là chính.

Hình phạt nào dành cho nhóm đối tượng đánh nữ sinh ở Hưng Yên?

Vụ việc nữ sinh lớp 9 Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên bị một nhóm bạn cùng lớp lột quần áo, đánh hội đồng, đang gây rúng động trong xã hội.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của trẻ

Luật sư Vũ Hồng Hoa (Công ty Luật G77, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng gia tăng bạo lực học đường ở lứa tuổi từ 13 đến 16 trong những năm gần đây trở nên rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân từ nhiều phía, xã hội mở cửa, thời đại của công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, game hành động). Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối lớn tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.

Môi trường giáo dục thiếu thực hành, giữa học sinh và thầy cô không có sự chia sẻ tâm lý, ngoài việc thực hiện dạy học đạt kết quả theo các tiêu chí được các Bộ, ban ngành đề ra để lấy thành tích. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, định hướng cho trẻ thì gặp nhiều hoàn cảnh éo le…

vu danh nu sinh o hung yen: hinh phat nao danh cho nhom doi tuong? hinh 1

Nữ sinh lớp 9 bị các bạn hành hung. (Ảnh cắt từ clip).

Cá nhân mỗi trẻ ở lứa tuổi dậy thì phát triển diễn biến khác nhau, sự thay đổi từ mặt thể chất đến tâm lý nhìn chung đều thích thể hiện mình. Đôi khi chỉ là sự bức xúc nhỏ nhặt nhưng không nhận được điều mà trẻ muốn hay trẻ kỳ vọng, ngay đó gặp phải sự khiêu khích do trẻ tự huyễn, trẻ bị khơi dậy cảm xúc hung tính, không kiểm soát được hành vi bản thân dẫn đến hậu quả mà trẻ không hề lường trước được.

Môi trường sống của trẻ tại gia đình, trường học, mối quan hệ thân nhân, bạn bè sẽ chi phối tính cách của trẻ. Như ở đây, trẻ bị 5 bạn đánh nhiều lần nhưng vẫn chịu đựng, không chia sẻ với ai, đó là một phần do không có người để chia sẻ, cha mẹ hiền lành không phải là người quyết đoán hoặc các lý do tương tự dẫn đến tính cách trẻ lâu dần thành nhút nhát và cô độc…

Trẻ có hành vi xúc phạm nhân phẩm, sức khoẻ bạn mình, thường có một môi trường sống thiếu sự quan tâm chia sẻ của cha mẹ hay người thân, bản thân trẻ thích thể hiện mình, lâu dần sẽ tạo thành tính cách bất cần, ngỗ ngược ở trẻ.

Luật sư Vũ Hồng Hoa cho biết, hành vi làm nhục phải được đánh giá và xét bằng khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể. Mặt khách quan hành vi tội này là “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Mặt chủ quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của người khác dưới các hình thức như lời nói: sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, đánh đập… nhằm hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ trước người khác.

Lỗi thường được thực hiện trực tiếp và công khai trước nhiều người. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình...

Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

Xử lý người dưới 16 tuổi phạm tội mang tính răn đe là chính

Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát...”.

Trong khi đó Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định từ trên 7 năm đến 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của khung hình phạt quy định từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

vu danh nu sinh o hung yen: hinh phat nao danh cho nhom doi tuong? hinh 2

Trường THCS Phù Ủng, nơi xảy ra sự việc. (Ảnh: VTC News).

Như vậy, khi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo điều 90/91, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý người dưới 16 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của đối tượng này và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ trẻ sửa chữa sai lầm, pháp luật áp dụng trong lứa tuổi này mang tính răn đe là chính.

Theo luật sư Vũ Hồng Hoa, cần làm cho trẻ có hành vi làm nhục người khác nhìn nhận được hành vi đó là đúng hay sai, nhận thức được về mặt pháp luật, về mặt đạo đức, hiểu được hậu quả cuả hành vi. Tạo cho trẻ cơ hội sửa sai, răn đe giáo dục để thay đổi nhận thức của trẻ, qua đó điều chỉnh hành vi tích cực hơn cho chính trẻ.

Đặc biệt nên đưa những bài học về pháp luật, đạo đức vào các giờ kỹ năng trong hệ thống giáo dục.

Xã hội, các ban ngành, nhà trường, cha mẹ đều phải có định hướng thống nhất tạo một môi trường sống lành mạnh, giúp trẻ phát triển toàn diện ở cả thể chất và tâm hồn.

Theo VOV.VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.