Hình ảnh động vật trút bỏ “lớp áo giáp” bên ngoài hệt như phim kinh dị ám ảnh người xem

Mặc dù đây là quy luật tự nhiên trong vòng đời của một số loài vật nhưng quá trình lột xác của chúng lại khiến nhiều người sởn da gà, không khác gì xem một bộ phim kinh dị.

Hình ảnh động vật trút bỏ “lớp áo giáp” bên ngoài hệt như phim kinh dị ám ảnh người xem
Thế giới động vật luôn luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu, lạ lẫm nhưng cũng rất thú vị. Ở một số loài chim, khi lớp lông cũ mọc dài và già đi, chúng sẽ được thay thế bằng một lớp lông mới đẹp hơn. Giai đoạn thay lông này thường diễn ra sau mùa sinh sản, khi thức ăn còn dồi dào. Một số loài sẽ không thể bay nhảy trong giai đoạn này vì chúng thay hầu như toàn bộ lông cánh và đuôi.
Còn đối với các loài thú 4 chân khác, chúng cũng thay lông vào mùa xuân, hè để loại bỏ lớp lông dày xù mọc lên giữ ấm cơ thể trong suốt mùa đông lạnh giá. 

Nếu như ở người hay ở đa số các loài động vật thuộc lớp thú, cơ thể phát triển dần dần nhờ sự phát triển của hệ cơ, xương, cơ quan nội tạng..., thì ở một số loài côn trùng "lột xác" là tiến trình then chốt của cuộc sống, đó là cách để chúng có thể tồn tại và phát triển. Mặc dù đây là quy luật tự nhiên trong vòng đời của một số loài vật nhưng quá trình lột xác của chúng lại khiến nhiều người sởn da gà, không khác gì xem một bộ phim kinh dị.

Đây là những hình ảnh minh chứng cho màn "trút bỏ xiêm y" ngoạn mục của một số loài vật:
dong-vat-lot-xac
1. Cảnh cua nhện lột xác. Trước khi lột xác một ngày, cua nhện bắt đầu hấp thụ nước biển để cơ thể phồng lên. Việc này giúp chúng mở rộng lớp vỏ cũ và tạo một đường nứt nhỏ quanh cơ thể. Sau đó chúng sẽ thu lại phần cơ thể nhiều lần và từ từ tách hoàn toàn khỏi lớp vỏ cũ. Quá trình này diễn ra khá nhẹ nhàng.
dong-vat-lot-xac
2. Còn đây là màn lột xác ngoạn mục của con nhện khổng lồ trên cạn. Nhìn qua nhiều người lầm tưởng con quái vật nhiều chân nào đó thường xuất hiện trong các bộ phim kinh dị. 
dong-vat-lot-xac
2. Cơ thể ngoi ra trước rồi mới đến những cái chân dài ngoằng. Để tháo bỏ lớp vỏ của mình, nhện sẽ tăng nhịp tim để bơm nhiều máu Hemolymph từ bụng lên ngực. Áp lực này sẽ tạo ra nhiều vết nứt trên lớp áo ngoài. Lúc này, chúng bắt đầu co mình và dồn sức đẩy mình thoát ra khỏi lớp vỏ cũ. 
dong-vat-lot-xac
3. Bọ cạp cũng thay áo mới.
dong-vat-lot-xac
4. Giật mình, con rắn đen với đôi mắt màu cam vừa chui ra khỏi "lớp áo giáp". Mỗi năm rắn "lột xác" từ 4 - 8 lần. Chúng sẽ nằm yên một chỗ, từ từ uốn thân để loại bỏ lớp áo cũ từ đầu đến cuối. 
dong-vat-lot-xac
5. Màn lột xác của một con ve sầu.
dong-vat-lot-xac
6. Sau khi hoàn tất quá trình trút bỏ xiêm y, một số sẽ hoàn toàn lột xác, trở nên xinh đẹp hơn rất nhiều nhưng cơ thể của chúng rất yếu và dễ bị tấn công bởi kẻ thù.
dong-vat-lot-xac
7. Loài tắc kè sẽ cọ mình vào cành cây để lột bỏ lớp xác của mình.
dong-vat-lot-xac
8. Một số người nhìn thấy sâu đã sợ mà còn nhìn thấy cảnh này chắc "chạy mất dép" luôn...
dong-vat-lot-xac
9. Quá trình sâu bướm nhả tơ tạo thành kén, thoát xác và hóa thành nhộng.
dong-vat-lot-xac
10. Lại là một con nhện lột xác.
dong-vat-lot-xac
11. Sau quá trình lột xác, một số loài bỏ đi, một số loài quay lại ăn luôn lớp da của mình.
dong-vat-lot-xac
12. Nỗ lực không ngừng để có một ngoại hình mới.
dong-vat-lot-xac
13. Cuối cùng thì cũng chui ra được rồi...
dong-vat-lot-xac
14. Những con bọ cạp mới lột xác sẽ không phát sáng cho tới khi lớp giáp nó cứng cáp. 
dong-vat-lot-xac
15. Bướm ở trong cọ lưng vào kén tạo thành lỗ thủng nhỏ để chui ra. Bướm mới thoát khỏi lớp kén chưa thể bay ngay bởi đôi cánh còn chưa khô ráo và cứng cáp. Khoảng 1 giờ sau, chúng có thể bay.
dong-vat-lot-xac
16. Trông chúng cũng có vẻ rất vất vả để chui ra khỏi lớp vỏ bọc của mình.
dong-vat-lot-xac
17. Đây đều là quy luật tự nhiên.
dong-vat-lot-xac
18. Chúng buộc phải có quá trình lột xác để xinh tồn và phát triển.
Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ