Hình ảnh đau lòng trước sự càn quét của Ebola

Người chị tuyệt vọng bò về phía thi thể em gái bị Ebola đang được đưa đi hỏa táng, những đứa trẻ gào khóc đòi mẹ...

Hình ảnh đau lòng trước sự càn quét của Ebola

Đó chỉ là một phần nhỏ của bức tranh đen tối về dịch Ebola.

Theo con số mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 10-10, đã có 8.399 trường hợp được xác nhận nhiễm và nghi ngờ nhiễm Ebola, trong đó có 4.033 người tử vong.

Hầu hết các trường hợp nhiễm Ebola là ở Liberia, Guinea và Sierra Leone.

Hầu hết thế giới chỉ biết đến dịch bệnh này qua những con số và hình ảnh do các hãng tin đăng tải. Tất cả vẫn chưa đủ nói lên mức độ tàn phá của dịch bệnh.

Mới đây, hai nhiếp ảnh gia John Moore và Mohammed Elshamy đã công bố loạt ảnh ghi nhận thực tế nghiệt ngã do căn bệnh này gây ra ở Liberia - một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất.

Ngày 12-10, Daily Mail trích đăng loạt ảnh này, làm nhói lòng người xem...

Một phụ nữ tuyệt vọng bò về phía thi thể người em bị bệnh Ebola đang được đưa đi hỏa táng...

Một phụ nữ tuyệt vọng bò về phía thi thể người em bị bệnh Ebola đang được đưa đi hỏa táng...

Bà nằm vật ra đất khi thi thể em đã được đưa đi
Bà nằm vật ra đất khi thi thể em đã được đưa đi
Ở một góc khác, bà Sophia Doe cũng đang khóc thương đứa con gái xấu số vừa mất vì Ebola, để lại cho bà hai đứa cháu 9 tuổi và 9 tháng tuổi
Ở một góc khác, bà Sophia Doe cũng đang khóc thương đứa con gái xấu số vừa mất vì Ebola, để lại cho bà hai đứa cháu 9 tuổi và 9 tháng tuổi
Nỗi đau mất con, cùng nỗi thương cháu đang gào khóc đòi mẹ khiến bà tan nát
Nỗi đau mất con, cùng nỗi thương cháu đang gào khóc đòi mẹ khiến bà tan nát
Thi thể một nạn nhân của Ebola đang chờ đội y tế đến đưa đi
Thi thể một nạn nhân của Ebola đang chờ đội y tế đến đưa đi
Nhiều người thân đớn đau thương tiếc người thân ra đi vì Ebola
Nhiều người thân đớn đau thương tiếc người thân ra đi vì Ebola
Tại nhiều nơi, người dân vẫn muốn được chôn cất bệnh nhân Ebola thay vì đưa đi hỏa táng - một việc làm khiến virút có nguy cơ lây lan nhanh. Trong ảnh: một nhóm thân nhân và người dân đang cố thuyết phục nhân viên y tế đừng mang xác bệnh nhân đi mà hãy để họ chôn cất
Tại nhiều nơi, người dân vẫn muốn được chôn cất bệnh nhân Ebola thay vì đưa đi hỏa táng - một việc làm khiến virút có nguy cơ lây lan nhanh. Trong ảnh: một nhóm thân nhân và người dân đang cố thuyết phục nhân viên y tế đừng mang xác bệnh nhân đi mà hãy để họ chôn cất
Nhân viên y tế đến đưa thi thể một bé gái 4 tuổi bị Ebola đi hỏa táng vào ngày 10-10 ở Monrovia
Nhân viên y tế đến đưa thi thể một bé gái 4 tuổi bị Ebola đi hỏa táng vào ngày 10-10 ở Monrovia
Nỗi đau mất mát không thể diễn tả bằng lời của những người làm vợ, làm mẹ...
Nỗi đau mất mát không thể diễn tả bằng lời của những người làm vợ, làm mẹ...
Thân nhân của Hanfen John, một bệnh nhân đã thiệt mạng do Ebola, đang khóc thương người quá cố tại Monrovia ngày 10-10
Thân nhân của Hanfen John, một bệnh nhân đã thiệt mạng do Ebola, đang khóc thương người quá cố tại Monrovia ngày 10-10
Các nhân viên y tế được trang bị quần áo bảo hộ đang đưa thi thể bệnh nhân Ebola đi hỏa táng
Các nhân viên y tế được trang bị quần áo bảo hộ đang đưa thi thể bệnh nhân Ebola đi hỏa táng

"Cấm cửa" nhà báo, Liberia bị chỉ trích

Tổ chức Nhà báo không biên giới vừa lên tiếng chỉ trích Liberia sau khi chính phủ nước này cấm các nhà báo tới các trung tâm điều trị Ebola để đưa tin.

Theo người phát ngôn chính phủ Liberia, các nhà báo đã "vi phạm quyền riêng tư của người dân". "Những bức ảnh họ chụp sẽ được bán cho các tổ chức quốc tế. Chúng tôi sẽ chấm dứt việc đó", quan chức này nói trên đài phát thanh Sky FM.

Phía các nhóm vận động quyền tự do báo chí cáo buộc Liberia đang "bịt miệng" nhà báo, còn Tổ chức Bác sĩ không biên giới cho biết sẽ gửi văn bản cho chính phủ Liberia yêu cầu bỏ lệnh cấm này.

Trong một diễn biến liên quan, Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông báo đã cách ly 41 nhân viên ở Liberia, trong đó có 20 binh sĩ, sau khi có thêm nhân viên LHQ thứ hai nhiễm Ebola.

Theo Tuổi trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ