Với các giáo viên sư phạm trong các trường nghề thì áp dụng định mức giờ dạy như thế nào?– Nguyễn Văn Doanh (kinhdoanh***@gmail.com).
* Trả lời:
Ngày 10/3/2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số: 07/2017/TT-BLĐTBXH “Quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp”.
Theo đó, tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư có nêu: Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
- Hiệu trưởng: 30 giờ chuẩn/năm;
- Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm;
- Trưởng phòng và tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
- Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
- Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng: 80 giờ chuẩn/năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hiệu trưởng sẽ phải dạy 30 giờ chuẩn/năm; Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm.
Việc hiệu trưởng, hiệu phó của trường bạn không tham gia giảng dạy là chưa đúng với quy định hiện hành.
Vấn đề thứ 2 bạn quan tâm, chúng tôi xin được tư vấn như sau: Tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư trên quy định: Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.