Hiệu trưởng đối thoại cùng phụ huynh, học sinh để xây dựng trường học an toàn

GD&TĐ - Mục tiêu của cuộc đối thoại nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nhà trường an toàn, hướng tới mô hình trường học hạnh phúc.

Học sinh bày tỏ nguyện vọng về với lãnh đạo nhà trường để xây dựng trường học hạnh phúc.
Học sinh bày tỏ nguyện vọng về với lãnh đạo nhà trường để xây dựng trường học hạnh phúc.

Kết thúc học kỳ 1 năm học 2023-2024, chiều 12/1, Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Hiệu trưởng với giáo viên, học sinh và phụ huynh toàn trường. Đây cũng là hoạt động thường niên của trường nhằm thực hiện dân chủ ở cơ sở giáo dục.

Cô Phó Hiệu trưởng Phạm Thị Kim Huệ cho biết, thời gian qua, nhà trường đã thực hiện tốt việc giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch qua giáo dục lời chào; tuyên truyền phòng chống thuốc lá điện tử, bạo lực học đường; giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động trải nghiệm; thưởng thức nghệ thuật tuồng…

Bà Nguyễn Thị Dung, phụ huynh lớp 7A1 bày tỏ hài lòng về văn hoá giao thông của học sinh nhà trường. Ban giám hiệu đã thường xuyên nhắc nhở nên ý thức giao thông của mọi người ngày càng nâng lên. Trường đã hạn chế rất nhiều hiện tượng ùn tắc trước cổng trường.

Lãnh đạo nhà trường trực tiếp đối thoại, trả lời câu hỏi của giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường.

Lãnh đạo nhà trường trực tiếp đối thoại, trả lời câu hỏi của giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường.

Em Vy Anh đến từ lớp 8A1 nêu ra trăn trở về một vài hiện tượng các anh chị lớp 9 sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi và mong muốn nhà trường nhắc nhở, xử lí kịp thời. Tương tự, em Thanh Chúc học sinh lớp 9A1 mong muốn nhà trường sẽ tổ chức nhiều diễn đàn để truyên truyền về ý thức chấp hành giao thông.

Vấn đề an toàn phòng cháy cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Cô Nguyễn Thị Vân Hồng - Hiệu trưởng trao đổi, nếu tình huống xảy ra khi nhà dân bên cạnh trường sự cố cháy nổ, nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để sơ tán an toàn các em học sinh. Trường luôn chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy và mời chuyên gia về tập huấn.

Phòng chống bạo lực học đường là chủ đề được thảo luận sôi nổi tại cuộc đối thoại. Em Bảo Hà đến từ lớp 8A5 đã có những chia sẻ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở học sinh.

Em Bảo Hà - học sinh lớp 8A5 nêu ý kiến về phòng chống bạo lực học đường.

Em Bảo Hà - học sinh lớp 8A5 nêu ý kiến về phòng chống bạo lực học đường.

“Đầu tiên là từ phía gia đình gây tổn thương tích luỹ cho các bạn thì sẽ bạo lực các bạn yếu thế hơn. Nguyên nhân thứ hai do mâu thuẫn cá nhân trong và ngoài trường học. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ bạo lực học đường rất cần sự chung tay từ phía các bậc phụ huynh ngay ở mỗi gia đình", Bảo Hà chia sẻ.

Nhiều phụ huynh bày tỏ, nhà trường cần có biện pháp để những học sinh bị bạo lực học đường dám nói ra khi bị bắt nạt. Dám chia sẻ với mọi người khi bị bắt nạt đó cũng chính là điều mà cô Hiệu trưởng rất mong muốn ở các bạn học sinh. Bởi để vấn đề bạo lực học đường vào im lặng đồng nghĩa với việc nạn nhân sẽ càng bị tổn thương về tâm lý.

Em Bảo Hà – lớp 8A5 cho rằng, hạnh phúc không chỉ là mang đến cho học sinh mà học sinh cũng cần phải mang đến hạnh phúc cho thầy cô giáo. Bởi thầy cô có hạnh phúc thì mới truyền hạnh phúc đó đến các bạn học sinh. Các thầy cô không khỏi xúc động trước những suy nghĩ chín chắn của các em học sinh...

Qua hội nghị, Ban giám hiệu nhà trường đã có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, hiểu hơn những suy nghĩ, tình cảm các bậc phụ huynh và học sinh. Để câu nói 'Mỗi ngày đến trường là một ngày vui' không chỉ dừng lại là một khẩu hiệu đơn thuần mà còn đi vào thực tế, hiển hiện trên từng khuôn mặt và nụ cười ở thầy cô giáo, học sinh mỗi ngày cần sự chung tay, đoàn kết của thầy trò nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.