Hiệu trưởng chia sẻ tâm thế chuẩn bị đón nhận chương trình GDPT mới

GD&TĐ - Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục & Thời đại, cô Nguyễn Thị Diệp - Hiệu trưởng Trường THCS Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội), cho biết: Hiện nhà trường đã có những bước chuẩn bị để sẵn sàng đón nhận chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Một lớp học của Trường THCS Đức Thượng. Ảnh: Sỹ Điền
Một lớp học của Trường THCS Đức Thượng. Ảnh: Sỹ Điền

* Nhà trường đã chuẩn bị những gì để đón nhận chương trình GDPT mới?

- Đối với cấp trường, theo tôi điều đầu tiên là phải chuẩn bị về giáo viên. Ngay như ở trường tôi, để triển khai chương trình mới, chúng tôi đãchọn cử giáo viên cốt cán của các bộ môn, lập danh sách gửi Phòng GD&ĐT để cử đi tiếp thu chương trình mới. Chúng tôi cũng có dự định sẽ cử một số giáo viên trẻ, có chuyên môn ngoại ngữ tốt để có thể đi tiếp cận dạy song ngữ ở 1 số bộ môn.

Về cơ sở vật chất, hiện nhà trường có đầy đủ các phòng bộ môn để thực hành, kể cả thiết bị nghe - nói cho môn tiếng Anh.Theo Kế hoạch, nhà trường tiếp tục mua sắm trang thiết bị như: ti vi, máy chiếu để có thể dạy học trực tuyến.

Ngoài ra, nhà trường đang trong giai đoạn hoàn thành các tiêu chí Kiểm định chất lượng để công nhận chuẩn Quốc gia cấp độ 2trong năm 2019.Tin rằng với sự vào cuộc, cùng với sự đồng hành của lãnh đạo, chính quyền địa phương, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận chương trình giáo dục phổ thông mới.

Hiện tâm thế của cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh đang rất háo hức và đón đợi chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Cô Nguyễn Thị Diệp (giữa) luôn gần gũi, thân thiện với các giáo viên
Cô Nguyễn Thị Diệp (giữa) luôn gần gũi, thân thiện với các giáo viên

* Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có dạy học tích hợp. Vậy nhà trường đã chuẩn bị và hỗ trợ những gì để giáo viên có thể bắt nhịp với yêu cầu này?

- Đúng là giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Thực tế, chúng tôi đã được tiếp cận phần tích hợp của các bộ môn khác.Chẳng hạn như môn dạy Ngữ văn có tích hợp kiến thức của môn Lịch sử; hoặc môn Lịch sử có kiến thức của môn Địa lý...

Ngoài tích hợp ngang, chúng tôi còn tích hợp dọc. Tức là giữa các khối lớp có những bài kiến thức xoay vòng theo xoáy trôn ốc thì có thể tích hợp với nhau.

Ví dụ có những nội dung đã học ở lớp 6 nhưng đến lớp 7, 8, 9 cũng có nội dung bài học này nhưng kiến thức sẽ được mở rộng hơn. Tức là có một sự xâu chuỗi giữa khối này với khối khác.

Cô Nguyễn Thị Diệp. Ảnh: Sỹ Điền
Cô Nguyễn Thị Diệp. Ảnh: Sỹ Điền

* Hiệu trưởng được ví như "thuyền trưởng" trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Vậy quan điểm của cô về vấn đề này như thế nào?

- Tôi cho rằng, hiệu trưởng trong bất cứ môi trường nào cũng là người thuyền trưởng. Thuyền trưởng có lái đúng hướng thì con thuyền mới đi đúng hướng.

Nếu tất cả các hiệu trưởng đều bám theo Nghị quyết 29 để đi đúng hướng thì việc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT của chúng ta sẽ được thực hiện nhanh chóng.

Học sinh Trường THCS Đức Thượng đã được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. Ảnh: Sỹ Điền
Học sinh Trường THCS Đức Thượng đã được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. Ảnh: Sỹ Điền 

Ngoài ra, hiệu trưởng phải là người quản lý tốt để quản lý nhà trường có nề nếp, kỷ cương. Hiệu trưởng cũng phải là một người lãnh đạo tốt, biết tạo điều kiện và động lực để động viên giáo viên, nhân viên phát huy sở trường về chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Chẳng hạn như tuyên dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích đột xuất, đặc biệt là những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo và luôn đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.

Không những thế, với một số giáo viên còn lúc này lúc khác chưa thật sát sao, nhưng khi có tiến bộ thì cũng cần khen ngợi động viên ngay để họ có động lực tiếp tục phát huy năng lực bản thân. Có như vậy, mọi người sẽ cùng đồng hành để hoàn thành tốt nhiệm vụ của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Xin cảm ơn cô!

"Hiệu trưởng, trước hết phải là một giáo viên giỏi, phải xắn tay vào cuộc cùng giáo viên và phải coi giáo viên là đồng nghiệp của mình chứ không phải là cấp trên - cấp dưới.Tôi xác định, mình là người quản lý, nhưng cũng là một giáo viên nên phải giỏi chuyên môn." - cô Nguyễn Thị Diệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...