Hiểu rõ để nâng cao nhận thức phòng chống bệnh Thalassemia

GD&TĐ - Bệnh Thalassemia có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bị bệnh Thalassemia thường chậm phát triển thể chất, có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời. Do vậy, việc phòng bệnh bằng tư vấn trước hôn nhân, nên được xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia trước khi kết hôn.

Những cặp vợ, chồng mang gen và hoặc bị bệnh hoàn toàn có thể sinh ra những đứa trẻ không Thalassemia nhờ được tư vấn và chẩn đoán trước sinh bởi các bác sĩ chuyên ngành huyết học, nhi khoa và di truyền...

Từ năm 2018, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã triển khai kỹ thuật sàng lọc di truyền phôi tiền làm tổ. Theo đó, những cặp vợ, chồng đã xác định mang gen bệnh Thalassemia muốn sinh con khỏe mạnh, không mang bệnh, thì thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm và sàng lọc di truyền phôi tiền làm tổ với mục đích lựa chọn các phôi không mang gen bệnh để chuyển vào tử cung.

Nhân kỷ niệm 36 năm ngày Thalassemia thế giới (8/5) năm 2022 có chủ đề “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì tương lai giống nòi”, Việt Nam đang tích cực hưởng ứng ngày này với thông điệp: “Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước”. 

Với mong muốn đưa mọi người đến gần với cuộc sống của những người bệnh, để chúng ta có thể lắng nghe, cảm thông và cố gắng hàn gắn những vết thương cho những con người không may mắc phải căn bệnh quái ác này nhằm tạo cho họ sự tự tin, lạc quan và niềm hi vọng vào cuộc sống.

Nguồn video: VTV.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.