Số lượng trường PTDTNT cũng tăng. Theo đó, năm học 2016-2017, toàn quốc có 314 trường PTDTNT ở 50 tỉnh/TP trực thuộc Trung ương với trên 92.000 học sinh (tăng trên 1.500 so với năm học 2015-2016; tăng 6 trường, 2.946 học sinh so với năm học 2015-2016.
Trong khi đó, cố trường tiểu học, THCS và THPT tiếp tục giảm. So với năm học 2015-2016, cấp tiểu học giảm 202 trường, THCS giảm 107 trường, THPT giảm 8 trường.
Năm học 2016 - 2017, có 706 trung tâm GDTX, giảm 27 trung tâm do các địa phương quy hoạch, sáp nhập lại các trung tâm cấp huyện theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV; có 11.075 trung tâm học tập cộng đồng, tăng 18 trung tâm (đạt tỷ lệ 99,49% số xã phường có TTHTCĐ); có 2.191 trung tâm ngoại ngữ, tin học; 10 trường bổ túc văn hóa.
Theo Bộ GD&ĐT, việc thực hiện rà soát, sáp nhập, tổ chức sắp xếp lại hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động giáo dục.
Bên cạnh đó, thực hiện rà soát, sắp xếp lại các trường tiểu học, THCS có quy mô nhỏ của tỉnh theo hướng sáp nhập, thành lập trường liên cấp, liên xã phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục; một số địa phương đã tham mưu với UBND tỉnh quy hoạch lại và xây dựng mới các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
So sánh số lượng trường mầm non, phổ thông với năm học 2015-2016. Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2017 |
Số lượng trường phổ thông giảm, mầm non tăng nhẹ
Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước là một trong 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục năm học 2016 - 2017.
Năm học vừa qua, trên cơ sở rà soát, đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, thực trạng của các cơ sở đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên. Đồng thời, đang xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng bộ chuẩn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cấp tỉnh, thành phố.
Các địa phương đã chủ động thực hiện rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân , quan tâm phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp; thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, nhằm phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số .
Một số địa phương chủ động xây dựng Đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm tập trung huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất hoặc đưa các nội dung về quy hoạch cơ sở giáo dục vào Chỉ thị, Nghị quyết của HĐND tỉnh (Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái, Bình Định...).