Hiện thực hóa các ý tưởng trong ứng dụng AI

GD&TĐ - Chiều ngày 22/5 tại Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi hackathon BKAI-NAVER Chanllenge 2022.
Các đội tham gia chung kết cuộc thi hackathon BKAI-NAVER Chanllenge 2022.
Các đội tham gia chung kết cuộc thi hackathon BKAI-NAVER Chanllenge 2022.

Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo BKAI, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp cùng tập đoàn Naver Hàn Quốc tổ chức. BKAI-NAVER Chanllenge 2022 là hoạt động thuộc dự án hợp tác nghiên cứu AI giữa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và tập đoàn Naver (Hàn Quốc).

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho rằng: Điểm đặc biệt của cuộc thi là hướng tới giải quyết các bài toán thực tế của Việt nam trên các bộ dữ liệu do BTC cung cấp. Thông qua cuộc thi, các thí sinh sẽ thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng những kiến thức được học nhằm giải quyết các bài toán thực tế.

Các đội thực hiện gồm nội dung: Trích xuất ý định và slot trong câu văn tiếng Việt (Vietnamese Intent Detection and Slot Tagging); Nhận diện cử chỉ động (Body Segmentation and Gesture Recognition); Phát hiện và nhận diện văn bản Tiếng Việt trong ảnh khung cảnh (Vietnamese Scene Text Detection and Recognition).

Để tham gia cuộc thi, các đội/nhóm/cá nhân phải đăng ký từ 1–15/4, sau đó nộp Mô hình Pre-trained (trước 30/4). Vòng Sơ khảo của cuộc thi được bắt đầu vào đầu tháng 5, theo đó, các đội sẽ đề xuất và phát triển các giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết bài toán theo yêu cầu của từng tác vụ. Kết quả của các đội được đánh giá tự động trên tập dữ liệu công khai.

Đội thi hackathon BKAI-NAVER Chanllenge 2022, trình bày ý bài thi của mình. ảnh 1
Đội thi hackathon BKAI-NAVER Chanllenge 2022, trình bày ý bài thi của mình.

Trong 80 đội tham dự đến từ các trường đại học trên cả nước đã có 20 đội đạt kết quả tốt nhất lọt vào vòng chung kết diễn ra vào ngày 21-22/5. Tại đây, các đội đã có 24 giờ thử thách, nộp báo cáo kỹ thuật và source code để BTC đánh giá tính đúng đắn của giải pháp và công bố kết quả cuối cùng.

Đại diện Ban Giám khảo – TS Nguyễn Phi Lê cho biết, các đội đã mang đến cuộc thi rất nhiều giải pháp sáng tạo, sử dụng các kỹ thuật hiện đại như Transformer, Graph Neural Network, Semi-supervised learning, Self-learning. Tuy đây là năm thứ 3 trường tổ chức cuộc thi Hackathon, nhưng đây là lần đầu tiên có nhiều đội “thực chiến” và giỏi đến vậy.

TS Đặng Thiếu Ngân - Giám đốc Hợp tác và Quan hệ Quốc tế của tập đoàn Naver Hàn Quốc, Giám đốc Đối ngoại của Naver Việt Nam cho biết: Naver mong muốn dựa vào cuộc thi để có thể “khai phá” các nhân tài non trẻ và giúp các bạn thử thách bản thân, thúc đẩy năng lượng tích cực để theo ngành khó khăn này. Các sinh viên, học viên cũng đừng quên ứng tuyển vào các vị trí hiện đang để ngỏ của Trung tâm Lập trình đang được Naver tuyển dụng.

ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.