Hết Tết em dâu đưa tờ giấy, tôi tái mặt khi đọc nội dung

Những dòng chữ rõ ràng bên trong khiến tôi sốc đến ngã khuỵu ngay tại chỗ, vậy mà em dâu vẫn tỉnh bơ cho rằng tôi giả tạo, chối bỏ trách nhiệm.

Vợ chồng tôi ở chung với bố mẹ chồng hơn 7 năm qua. Bố mẹ chồng dễ chịu nên không có vấn đề gì, tôi cũng coi ông bà như bố mẹ đẻ của mình.

Năm vừa rồi em trai chồng lấy vợ, nhà thêm người, diện tích nhà bố mẹ lại nhỏ, bố mẹ tôi cho chú thím ấy 300 triệu xây nhà ở mảnh đất bên cạnh, còn vợ chồng tôi ở đất của ông bà rồi nên không được gì.

Không tị nạnh, tôi còn quý thím Vân - em dâu mới vì nó thân thiện, biết điều. Phận làm dâu, tôi biết gì đều bảo ban em hết để thím ấy dễ hòa nhập với cuộc sống nhà chồng, bớt bỡ ngỡ. Cũng may tính thím vui vẻ, hoạt bát nên mọi chuyện đều thuận.

Hết Tết em dâu đưa cho tờ giấy này, đọc nội dung bên trong tôi ngã khuỵu ngay tại chỗ-1
Ảnh minh họa.

Tết vừa rồi, thím Vân rủ nhà tôi ăn Tết cùng vợ chồng thím ấy cho vui. Muốn con cái gần nhau, gia đình sum vầy bố mẹ tôi đồng ý, tôi cũng không phản đối.

Em dâu nhận mua bán, chi tiêu trong mấy ngày Tết. Nhà thím ấy mới xây, rộng rãi nên toàn ăn uống bên đó cho thoải mái. Tết quây quần bên nhau, nhìn bố mẹ chồng vui, tôi cũng mừng. Tuổi già của ông bà chẳng có niềm vui nào hơn là được ở gần các con trong ngày Tết thế này.

Hết Tết, nhà nào lại về nhà nấy sinh hoạt, ăn riêng. Bận đi làm, tôi cũng chưa gửi tiền ăn tiêu Tết được cho vợ chồng thím ấy, mấy lần tôi bảo thì thím Vân cứ bảo từ từ.

Ai ngờ tối hôm kia, thím ấy sang nhà đưa cho tôi tờ giấy thống kê các khoản chi tiêu Tết và mức cần đóng của 2 nhà. Đọc nội dung bên trong, đặc biệt là khoản đóng góp của vợ chồng tôi mà tôi sốc đến mức ngã khuỵu ngay tại chỗ.

Hoàn hồn lại, tay tôi vẫn run run cầm tờ giấy thím Vân đưa. Có 7 ngày Tết mà 2 nhà ăn tiêu hết tận 40 triệu, riêng vợ chồng tôi phải đóng góp 30 triệu. Lý do thím ấy đưa ra là: "Nhà chị đông người, 2 vợ chồng, 2 đứa con và bố mẹ nữa. Em toàn mua đồ ngon, đắt tiền, tiền quà bánh đi chơi Tết nhà chị là cả phải chịu hết".

Bực mình, thấy vô lý khi em dâu lại tính toán bắt nhà tôi phải chịu nhiều như thế. Thím ấy mua gì mà hết 40 triệu trong mấy ngày Tết, đồ biếu, đi chơi có là bao đâu. Chẳng lẽ tôi lại đi kê khai, kiểm tra lại từng thứ thím ấy mua rồi về đối chất.

Không chịu mất tiền oan như thế, tôi thẳng thừng bảo em dâu: "Nhà chị với nhà em chia đôi. Anh chị đâu có giàu có đến mức như vậy!".

Hết Tết em dâu đưa cho tờ giấy này, đọc nội dung bên trong tôi ngã khuỵu ngay tại chỗ-2
Ảnh minh họa.

Nói vậy mà em dâu không chịu, lại được thêm em trai chồng bênh vợ. Chú ấy cho rằng tôi chèn ép, bắt nạt vợ mình. Rằng Tết nhất đòi ăn chung nhưng không chịu chi tiền ra đến khi vợ chú ấy kê khai thì không chịu đóng.

Bất lực vì em trai chồng bắt nạt ngược cả chị dâu, tôi bảo chồng phải phân xử, dạy dỗ lại các em. Vậy mà anh ấy lại ậm ừ bảo: "Thôi em nhường chúng nó, đóng 30 triệu đi rồi từ lần sau ăn riêng, không chung đụng gì cả. Đừng để bố mẹ biết chuyện này, không hay đâu".

Chồng nói thế làm sao tôi chấp nhận được chứ? 30 triệu chứ có phải 3 triệu đâu mà anh nói nhẹ nhàng như thế. Vợ chồng tôi tuy ở chung với bố mẹ chồng, không phải xây nhà nhưng chịu trách nhiệm phụng dưỡng, rồi 2 đứa con nhỏ với trăm khoản phải chi tiêu nữa. Khoản tiền lớn như thế tôi không thể bỏ ra được, mà không bỏ em chồng cứ nói ra nói vào, chọc tức khiến tôi khó chịu lắm.

Vì chuyện này mà tôi và em dâu không nhìn mặt nhau, hậm hực suốt mấy ngày qua. Theo mọi người tôi phải làm gì đây? Nên nghe chồng hay chỉ bỏ ra 20 triệu thôi?

(Xin giấu tên).

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.