Hệ trọng

Hệ trọng

(GD&TĐ) - Đúng như dự đoán của các giáo viên, đề thi ĐH, CĐ năm nay “dễ thở” hơn mọi năm sẽ dẫn tới có nhiều thí sinh đạt điểm cao. Những ngày qua, điểm thi được các trường ĐH, CĐ công bố đã phản ánh điều này. Có lẽ đây là lần đầu tiên một kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ mà điểm số làm nhiều thí sinh và phụ huynh phấn chấn. Phía nhà trường cũng bớt hồi hộp vì sợ phải tuyển những thí sinh dưới mức trung bình, thậm chí cả yếu kém như đã từng xảy ra.

Nhưng phía sau điểm số cao và niềm vui chung ấy, chúng ta còn nhìn thấy được những vấn đề gì tích cực cũng như còn hạn chế của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013?

hông khí làm bài nghiêm túc tại điểm thi Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
hông khí làm bài nghiêm túc tại điểm thi Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Có lẽ theo chúng tôi, tín hiệu tích cực dễ nhận thấy nhất là nằm ở đề thi. Năm nay, đề thi “vừa sức” với đa số thí sinh. Cách ra đề thi cũng đã bám sát chương trình hơn, không còn câu hỏi đánh đố. Đề thi cũng đã bước đầu có tính phân loại cao. Điều này thể hiện ở chỗ tuy điểm thi cao hơn năm ngoái nhưng điểm đạt gần mức tuyệt đối ít dần và đến nay chỉ thấy có một thí sinh đạt điểm tuyệt đối (30 điểm). Đặc biệt, đề thi các môn xã hội đã tăng số câu hỏi ra theo hướng mở. Điều này đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp mới làm bài tốt; hạn chế được lối học tủ, học vẹt trước đây.

Dư luận xã hội đã đồng tình với cách ra đề thi và đã có những lời khen đăng tải trên báo chí. Đạt được những kết quả này là nhờ nỗ lực của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục nói riêng và nhiều nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tâm huyết nói chung, trong nhiều năm qua đã đóng góp nhiều ý kiến và công sức cho việc cải tiến đề thi.

Nhưng theo chúng tôi, có lẽ đây mới chỉ là thành quả bước đầu trong quá trình cải tiến đề thi. Và công việc này cần phải được tiến hành liên tục, cùng với sự đầu tư công sức nhiều hơn nữa. Vì sao như vậy? Như chúng ta đã biết, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là nhằm chọn ra những thí sinh có khả năng đáp ứng được yêu cầu của việc học tập ở bậc đại học, cao đẳng. Có nghĩa là cách ra đề thi phải như thế nào để việc đánh giá khả năng của thí sinh phải chính xác nhằm tuyển chọn được những thí sinh đạt những yêu cầu ấy. Nếu ví đề thi là một công cụ đo lường thì nó phải đo lường chính xác cái cần đo.
Liệu các đề thi tuyển sinh hiện nay đã thực hiện tốt chức năng này chưa? Câu trả lời không quá khó vì hàng năm hiện tượng “ngồi nhầm chỗ” trong các trường đại học vẫn diễn ra không phải là ít. Các thí sinh này hoặc phải nghỉ học hoặc phải tự đào tạo lại để thích nghi. Sự tốn kém và lãng phí của việc “ngồi nhầm chỗ” này là không nhỏ.

Thấy được tầm quan trọng này, ngày nay việc đánh giá trong học tập, thi cử đã trở thành một lĩnh vực khoa học mà hiện các chuyên gia giáo dục hàng đầu trên thế giới vẫn còn tiếp tục nghiên cứu. Họ đưa ra những mô hình toán học với sự hỗ trợ của máy tính để làm sao đo lường khả năng của học sinh một cách khách quan, công bằng và chính xác. Theo nhà giáo dục Dương Thiệu Tống, một đề thi đạt được yêu cầu “đo lường” nói trên cần phải hội đủ ba yếu tố: khách quan, công bằng và chính xác. Một đề thi đảm bảo tính khách quan nghĩa là dù có thay đổi giám khảo chấm thì kết quả vẫn không thay đổi; đảm bảo tính công bằng khi thí sinh thi ở địa phương này thì vẫn nhận được cùng kết quả như khi thi ở địa phương khác; đảm bảo tính chính xác nghĩa là vì một lý do khách quan nào đó phải đổi đề thi khác (có thay đổi về nội dung) nhưng vẫn cho ra cùng điểm số trên cùng một thí sinh. Đó là một công việc đòi hỏi phải được nghiên cứu, tiến hành một cách cẩn thận, theo một phương pháp mang tính khoa học.

Nhà giáo Dương Thiệu Tống khẳng định: “Vấn đề đánh giá và đo lường là vấn đề mấu chốt trong thi cử”. Chúng ta hy vọng rằng trong vài năm tới, việc đánh giá thí sinh qua kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn; từ đó tác động tích cực đến cách dạy và cách học trong nhà trường.

Lê Đông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.