Hệ thống phòng thủ tên lửa Golden Dome có giá không tưởng hơn 1,5 nghìn tỷ đô la

GD&TĐ - Mức giá quá cao của hệ thống phòng thủ tên lửa Golden Dome là một thách thức lớn cho việc triển khai hàng loạt.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Golden Dome có giá không tưởng hơn 1,5 nghìn tỷ đô la

Vào ngày 16 tháng 5 năm 2025, Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ - Tướng Bradley Chance Saltzman tuyên bố rằng hệ thống phòng thủ tên lửa Golden Dome do Tổng thống Donald Trump đề xuất sẽ cần nguồn tài trợ vượt quá 1,5 nghìn tỷ đô la.

Phát biểu tại một hội nghị an ninh, ông Salzman nhấn mạnh rằng ngân sách 542 tỷ đô la do Quốc hội Mỹ lập kế hoạch là không đủ để thực hiện dự án đầy tham vọng này, chủ yếu tập trung vào việc xây dựng căn cứ không gian.

"Sẽ cần thêm kinh phí", vị tướng này cho biết, đồng thời nói thêm rằng hệ thống Golden Dome nhằm mục đích phát hiện, theo dõi cũng như đánh bại tên lửa siêu thanh cũng như các mối đe dọa tinh vi khác từ đối thủ lớn như Trung Quốc và Nga.

Chương trình Golden Dome được ông Trump khởi xướng vào tháng 1 năm 2025, đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp bao gồm các thành phần trên bộ và trên không gian.

Theo CNN, dự án vẫn đang ở giai đoạn ý tưởng, nhưng Nhà Trắng đã sẵn sàng phân bổ nguồn tiền đáng kể bất chấp việc cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc.

Tướng Zaltsman chỉ rõ, hệ thống này sẽ dựa trên kiến ​​trúc vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và tầm trung, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân.

Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Hoa Kỳ đã nhận được hơn 360 đề xuất từ ​​các công ty, bao gồm ý tưởng tạo ra một "chòm sao" gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ có trí tuệ nhân tạo để theo dõi và vô hiệu hóa các mối đe dọa.

pac-3-mse-day-sky-1920jpgpc-adaptivefullmedium.jpg
Hệ thống Golden Dome chú trọng việc đánh chặn tên lửa trong không gian vũ trụ.

Dự án này được so sánh với Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược (SDI) của Cựu Tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980, được gọi là "Chiến tranh giữa các vì sao". Tuy nhiên các chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của nó do những khó khăn về kỹ thuật và chi phí cao.

Cựu kiểm toán viên Lầu Năm Góc Dov Zakheim ước tính chi phí hàng năm của Golden Dome là 100 tỷ đô la cho đến năm 2030, trong khi Trung tướng Không lực Hoa Kỳ Richard Newton dự kiến ​​tổng chi phí lên tới 2,5 nghìn tỷ đô la.

Những người chỉ trích, bao gồm giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Vũ khí John Tierney, cho rằng dự án này không kinh tế khi nhấn mạnh rằng tên lửa tấn công có giá thành thấp hơn đáng kể so với tên lửa đánh chặn.

Ông Trump - người công bố ý tưởng này vào tuần đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, đã chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth chuẩn bị một kế hoạch triển khai trước ngày 28 tháng 3 năm 2025.

Hiện tại cuộc tham vấn đầu tiên đã bắt đầu vào tháng 4 và giai đoạn thứ nhất, bao gồm hiện đại hóa các hệ thống mặt đất dự kiến ​​sẽ diễn ra vào năm 2026. Việc triển khai đầy đủ sẽ mất 5 - 7 năm. Trọng tâm chính là chống lại vũ khí siêu thanh, mà Tướng Salzman cho biết là gây ra mối đe dọa do tốc độ và khả năng cơ động của chúng.

Vào năm 2019, Tổng thống Trump đã công bố nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa, nói rằng Hoa Kỳ nên "phá hủy bất kỳ tên lửa nào được phóng từ bất cứ đâu", nhưng tại thời điểm đó, dự án chỉ giới hạn ở các hệ thống trên bộ như Aegis.

Hệ thống Golden Dome sẽ tạo ra tấm lá chắn tên lửa bất khả xâm phạm đối với nước Mỹ?
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ