Hệ thống nhà vệ sinh thân thiện xóa 'nỗi ám ảnh' trong trường học

GD&TĐ - Để giảm bớt nỗi sợ nhà vệ sinh bẩn trong tâm lý của học sinh nhiều trường đã xây dựng hệ thống nhà vệ sinh thân thiện.

Học sinh Trường Tiểu học Đoàn Kết. Ảnh Ngô Chuyên.
Học sinh Trường Tiểu học Đoàn Kết. Ảnh Ngô Chuyên.

Nhà vệ sinh thân thiện

Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Liễu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Kết (quận Long Biên, TP. Hà Nội): Vấn đề nhà vệ sinh tại các trường học luôn được các cấp, các ngành luôn chú trọng; gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của học sinh tại trường.

Xuất phát từ những lý do đó, nhà trường luôn cố gắng sử dụng, giữ gìn cơ sở vật chất chất tại các khu vệ sinh an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi.

Các nhà vệ sinh đã đảm bảo tiêu chí thân thiện, thoáng mát, đủ ánh sáng, nước, giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay; lối đi sạch sẽ, sàn nhà không ẩm ướt.

Cô Liễu cho biết thêm: "Tại các khu nhà vệ sinh, chúng tôi lựa chọn cây vạn niên thanh, cỏ bạch chỉ trồng trang trí xung quanh để tạo cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với môi trường. Bên trong, nhà vệ sinh được trang bị gương soi, biển hướng dẫn quy trình rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nhà trường cũng lắp đặt hệ thống âm thanh tuyên truyền trong nhà vệ sinh nhẹ nhàng với những bản nhạc không lời kết hợp những lời nhắc nhở, giáo dục học sinh có ý thức sử dụng, bảo quản khu vệ sinh.

Tại các dãy nhà vệ sinh, Trường Tiểu học Đoàn Kết luôn có hệ thống loa phát thanh hướng dẫn rửa tay sau khi đi vệ sinh, nhắc nhở giữ gìn vệ sinh chung. Ảnh Ngô Chuyên.

Tại các dãy nhà vệ sinh, Trường Tiểu học Đoàn Kết luôn có hệ thống loa phát thanh hướng dẫn rửa tay sau khi đi vệ sinh, nhắc nhở giữ gìn vệ sinh chung. Ảnh Ngô Chuyên.

Đồng thời, đối với học sinh lớp 1 đầu cấp còn bỡ ngỡ, trong tuần học đầu tiên làm quen học sinh sẽ được tham quan nhà vệ sinh, các cô giáo sẽ giới thiệu cách sử dụng nhà vệ sinh cho các em. Quy trình rửa tay 6 bước; hướng dẫn các em cách sử dụng tiết kiệm nước, xà phòng, khăn giấy, sử dụng cửa nhà vệ sinh an toàn.

Để đảm bảo và duy trì nhà vệ sinh thân thiện, đầu mỗi năm học, Trường Tiểu học Đoàn Kết đã phân công bộ phận lao công làm vệ sinh vào 5 thời điểm trong ngày (trước giờ học buổi sáng, sau giờ chơi buổi sáng, trước giờ học buổi chiều, sau giờ ra chơi buổi chiều, sau khi học sinh tan học).

Cử cán bộ là nhân viên y tế nhà trường làm công tác giám sát, kiểm tra; đảm bảo cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay hàng ngày cho học sinh sử dụng.

Cuối mỗi ngày, bộ phận lao công rà soát, vệ sinh lại tất cả các nhà vệ sinh để đảm bảo có đủ xà phòng, nước, sạch sẽ, khô ráo cho sáng ngày hôm sau.

Giao cho bộ phận Đoàn – Đội chịu trách nhiệm trang trí hình ảnh và cây xanh bên ngoài tạo không gian xanh mát, thân thiện với học sinh.

Đồng thời, tuyên truyền học sinh bảo vệ cây xanh, thiết bị trong nhà vệ sinh. Không đùa nghịch trong nhà vệ sinh gây ướt sàn, tai nạn thương tích.

Thường xuyên nhắc nhở các em học sinh giữ vệ sinh chung, xả nước khi đi vệ sinh để không ảnh hưởng đến những người khác.

Video cô giáo Trường Tiểu học Đoàn Kết hướng dẫn học sinh rửa tay. Ngô Chuyên thực hiện:

Nhà vệ sinh sạch cũng là cách phòng các dịch bệnh

Để phòng chống dịch bệnh theo mùa, Trường Tiểu Học Đoàn Kết đặc biệt chú trọng vào công tác phòng, chống dịch.

Theo đó, đối với dịch đậu mùa khỉ, nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh rửa tay trước ăn, sau khi vui chơi; khi tay bị bẩn.

Tránh tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh (nhất là động vật ốm hoặc chết). Thực hiện lau khử khuẩn bề mặt bàn, tay nắm cửa hàng ngày.

Học sinh Trường Tiểu học Đoàn Kết trước giờ chuẩn bị vào học. Ảnh Ngô Chuyên.

Học sinh Trường Tiểu học Đoàn Kết trước giờ chuẩn bị vào học. Ảnh Ngô Chuyên.

Đối với học sinh, giáo viên, nhân viên khi mắc bệnh phải khai báo với cơ sở y tế và cách ly tại nhà, không đến trường; đeo khẩu trang khi có dấu hiệu nghi ngờ.

Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh theo dõi các triệu chứng của con trước khi đến trường “nếu con ốm, chúng ta có thể để bé ở nhà nghỉ ngơi. Trong trường hợp trẻ phát ban và chưa xác định mắc đậu mùa khỉ hay bệnh lý khác, phụ huynh nên cho con tới khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

“Giai đoạn giao mùa, việc chú trọng vào sức khỏe của học sinh rất quan trọng, để các em có một cơ thể khỏe mạnh, tham gia vào các hoạt động học tập tại trường tốt nhất”, cô Liễu nói.

“Chúng tôi cũng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh làm tốt công tác quản lý, giám sát để nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận lao công. Ưu tiên thay thế ngay các thiết trong nhà vệ sinh bị hỏng để các hoạt động không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các em. Khi không gian nhà vệ sinh thân thiện, học sinh, phụ huynh sẽ an tâm khi gửi gắm con em theo học tại nhà trường”, cô Nguyễn Thị Liễu chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.