Hệ thống học liệu khai thác trực tuyến hỗ trợ hiệu quả dạy học

GD&TĐ - Cùng với giáo án thì phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn miễn phí tiếp tục tạo đà chuyển đổi số trong giáo dục ở Bắc Giang.

Chuyển đổi số trong giáo dục giúp học sinh năng động, phát triển toàn diện.
Chuyển đổi số trong giáo dục giúp học sinh năng động, phát triển toàn diện.

Học tập trên nền tảng công nghệ

Vừa qua Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Bắc Giang, đề tài với phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn được đánh giá xuất sắc.

Đề tài đáp ứng tốt do nhu cầu bức thiết về hệ thống học liệu trực tuyến (e-learning) hiện nay. Đồng thời, cũng phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, tạo tiền dẫn xây dựng một xã hội số, công dân số trong thời kỳ mới. Phần mềm sẽ tiếp tục triển khai đến các lớp khối 3, 4, 5 và cân nhắc mở rộng thêm môn học cho phù hợp.

Ghi nhận tại trường Tiểu học Bích Sơn (huyện Việt Yên), sau một thời gian học sinh được ôn tập trên ứng dụng phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn, các em đã nắm chắc kiến thức bài học, kĩ năng đọc, nghe, nói được nâng tầm. Đồng thời, có kĩ năng phản xạ nhanh đối với các vấn đề cần được giải quyết. Qua khảo sát thì hầu hết học sinh rất hào hứng, mong chờ đến ngày để được tham gia học tập chính thức trên phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn nâng cao chất lượng hiệu quả học tập.

Cô Phan Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bích Sơn chia sẻ, Baitap12bacgiang là ứng dụng học tập môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh sử dụng phương pháp “vừa học, vừa chơi” thông qua các trò chơi được lập trình sẵn, kích thích sự hứng thú của học sinh, nâng cao các kỹ năng thông qua bài học.

“Ứng dụng được thiết lập dưới dạng trò chơi phong phú, đảm bảo các mức độ giúp giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua điểm số các em đạt được. Từ đó, giáo viên điều chỉnh linh hoạt việc dạy học trên lớp phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Đồng thời, giáo viên có sự phối hợp với chặt chẽ với phụ huynh học sinh kịp thời giúp các em ngày một tiến bộ hơn, đặc biệt các em nhận thức chậm hơn so với các bạn…”, cô Phan Thị Thu Hiền chia sẻ.

Nhà trường đã có buổi tập huấn triển khai hướng dẫn tới toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, đặc biệt chú trọng tới giáo viên khối 1, 2. Nhận thấy sự hữu ích của ứng dụng, nhà trường chỉ đạo giáo viên triển khai nhanh chóng tới phụ huynh khối 1, 2 để học sinh có cơ hội học tập và rèn luyện ngay từ đầu năm học. Nhà trường nêu cao vai trò, sự vào cuộc của giáo viên và phụ huynh học sinh để các em học sinh được học tập trên nền tảng công nghệ, giảm nhẹ áp lực học tập, phát huy tính tự học, tự trau dồi kiến thức sau mỗi tuần học.

Giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 1, 2 triển khai tới lớp mình thông qua hình thức hướng dẫn chi tiết trên Zalo nhóm lớp cách cài đặt và sử dụng ứng dụng. Giáo viên quản lý số lượng học sinh đã đăng nhập, phụ huynh nào gặp khó khăn giáo viên có sự hỗ trợ kịp thời. Sau khi 100% học sinh đăng nhập thành công, giáo viên thông báo tới phụ huynh cho học sinh tham gia vào tối thứ năm hàng tuần. Sau khi hoàn thiện các bài tập, phụ huynh trao đổi lại kết quả của con mình đạt được. Giáo viên tổng hợp kết quả, động viên và khích lệ các em có điểm số tiến bộ vào đầu tuần sau.

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Bắc Giang đánh giá cao đề tài với phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn.

Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Bắc Giang đánh giá cao đề tài với phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn.

Ông Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang kiêm Chủ nhiệm Đề tài phát triển phần mềm baitap12bacgiang cho biết, học liệu trực tuyến (e-learning) phổ biến hiện nay giúp người học, người dạy tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm chi phí và công sức tra cứu, thực hành. Tuy vậy, trên mạng có quá nhiều hệ thống học trực tuyến, người học thường lúng túng trong việc lựa chọn, khiến hiệu quả học tập không cao.

“Từ bất cập đó, nhóm tiến hành nghiên cứu hệ thống học chuẩn chỉ, chính thống theo Chương trình GDPT 2018, chú trọng các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Hệ thống tích hợp tính năng lưu trữ để tái sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, công cụ học được thiết kế sinh động, nhiều màu sắc, hoạt họa, tương tác cao như trắc nghiệm, điện tử, nối, sắp xếp, tô màu… để học sinh được “chơi mà học”, không còn “ngại học” những môn khô cứng, ít sự tương tác…”, ông Nguyễn Văn Thêm cho biết.

Hiện, có hơn 70 nghìn học sinh tiểu học (chiếm 91% học sinh lớp 1 và 2) tại Bắc Giang đã sử dụng thử nghiệm hệ thống học liệu trực tuyến nên việc triển khai không gặp nhiều khó khăn. Theo nhóm đề tài, từ học kỳ II năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT sẽ đề xuất chính thức triển khai ứng dụng phần mềm này tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, Sở GD&DT sẽ điều chỉnh, bổ sung để nội dung bài tập ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn.

Chú trọng chuyển đổi số trong giáo dục

Xác định đầu tư xây dựng “3 trụ cột” (Đội ngũ giáo viên - Chuyển đổi số - Ngoại ngữ) là 3 nội dung quan trọng để đưa ngành GD-ĐT tiếp tục phát triển và hội nhập sâu, rộng.

Ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh thực hiện hiệu quả xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp học đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng cường đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phương pháp dạy học; triển khai sâu rộng giáo dục STEM. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về CSVC, thiết bị dạy học đổi mới chương trình GDPT năm học 2022-2023 và lớp 4, lớp 8, lớp 11 năm học 2023-2024. Duy trì, nâng cao chất lượng các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kỳ thi HS giỏi quốc gia và thi tốt nghiệp THPT. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong GDPT; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở GDPT.

Ông Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang kiêm Chủ nhiệm Đề tài phát triển phần mềm baitap12bacgiang.

Ông Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang kiêm Chủ nhiệm Đề tài phát triển phần mềm baitap12bacgiang.

Bắc Giang đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý, tổ chức dạy và học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn với triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển đô thị thông minh theo Quyết định số 888 (ngày 1/10/2020) của UBND tỉnh và lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111 (ngày 11/6/2021) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, từng bước áp dụng các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục.

Tiếp tục thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Trong đó tập trung bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ (NLNN) và nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông, đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ. Ngoài ra, đẩy mạnh truyền thông, hợp tác quốc tế và xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, phát động phong trào học ngoại ngữ…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.