Hệ thống giao thông đường bộ thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng do bão số 12

GD&TĐ - Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tính đến ngày 5/11, hệ thống đường bộ bị thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng do bão số 12.

Nhiều tuyến đường giao thông biến thành sông sau bão số 12.
Nhiều tuyến đường giao thông biến thành sông sau bão số 12.

Cụ thể, cơn bão đã gây ngập, ắch tắc giao thông, sạt lở taluy dương, taluy âm các tuyến đường giao thông như: Quốc lộ 14G, Quốc lộ 27C, Quốc lộ 1, Quốc lộ 49, Quốc lộ 25, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông, đường Hồ Chí Minh địa bàn các tỉnh Thừa - Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắk, Kon Tum, Gia Lai và thành phố Đà Nẵng với khối lượng sạt lở trên 60.000 m3, hư hỏng mặt đường khoảng 65.000 m2 và hệ thống biển báo, cọc tiêu, tổ chức giao thông bị hư hỏng nặng nề.

Tổng kinh phí ước tính để khắc phục thiệt hại ban đầu cả trên hệ thống quốc lộ và đường địa phương khoảng 70 tỷ đồng.

Đường phố biến thành sông sau bão số 12
Đường phố biến thành sông sau bão số 12

Hiện nay, Tổng cục đã có văn bản chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải, Cục Quản lý đường bộ và các đơn vị thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ tổ chức trực gác 24/24h tại những vị trí nguy hiểm, bố trí hệ thống an toàn giao thông tại hai đầu đoạn bị ngập.

Trong khi đó, tại tỉnh Bình Định, tỉnh có thiệt hại về người và tài sản nặng nề nhất do bão số 12 đổ bộ vào cho biết, mưa lũ trong các ngày qua đã gây nhiều thiệt hại cho hệ thống giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Thống kê sơ bộ cho thấy, toàn tỉnh Bình Định có 50 km đường giao thông bị sạt lở, 2 cầu bị sập mố, xói lở. Đến chiều ngày 5/11, nhiều tuyến tỉnh lộ như ĐT 629 (Bồng Sơn - An Lão), ĐT 640 (Ông Đô - Gò Bồi) và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn còn bị nước lũ ngập sâu từ 0,3 - 0,7m. Do vậy, ngành Giao thông cho biết, mức độ thiệt hại cụ thể đối với hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh chưa thể thống kê chính xác, phải chờ đến khi lũ rút hết mới có con số thống kê cụ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Trịnh Thị Huyền trình bày biện pháp giáo dục hiện đại trước Ban giám khảo trong Cuộc thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Gen AI - trợ thủ đắc lực trong dạy học Ngữ văn

GD&TĐ - Đưa trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) vào giảng dạy như công cụ hỗ trợ hiệu quả, cô Trịnh Thị Huyền - giáo viên Trường THPT Hữu Nghị (Lê Chân, Hải Phòng) tiên phong đổi mới phương pháp, hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn.

Nhà giáo Vũ Ngọc Khôi tại một hội thảo khoa học. Ảnh: NVCC.

Thực nghĩa một chữ 'thầy'

GD&TĐ - Có thể nói, thứ còn lại của Vũ Ngọc Khôi không phải là cái chức to hay danh hiệu lớn mà là cốt cách và tác phẩm, không riêng học trò mà nhiều người gọi anh là THẦY với thực nghĩa của từ này.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Ông Medvedev bác bỏ cáo buộc

GD&TĐ -Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mới đây lên tiếng bác bỏ cáo buộc Moscow “sử dụng vũ lực không cân xứng” của phương Tây.

Khách tham quan nhộn nhịp tại đình Hà Vỹ.

Sắc son 'đánh thức' đình cổ

GD&TĐ - Triển lãm 'Sắc son' không chỉ tôn vinh nghề sơn cổ truyền của người Việt, mà còn 'đánh thức' những quên lãng về một di sản quý giữa phố cổ Hà Nội.