Hệ thống câu hỏi giúp khắc phục lối “học vẹt” khi làm văn

GD&TĐ - Theo thầy Trần Xuân Trà - Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Thúy (Nam Định) - chia sẻ kinh nghiệm sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh chủ động, sáng tạo trong việc triển khai hệ thống ý theo khung dàn ý chung, gắn với mỗi kiểu dạng đề bài nghị luận 2 ‎ ý kiến bàn về văn học.

Hệ thống câu hỏi giúp khắc phục lối “học vẹt” khi làm văn

Thầy Trần Xuân Trà cho biết, theo khung dàn ý chung của bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học, khi gặp đề bài này, học sinh cần làm nổi bật năm ý chính cơ bản.

Trong đó, ý thứ nhất tương đương với phần “Mở bài”; ý hai, ba, bốn tương đương với phần “Thân bài”; và ý thứ năm chính là phần “Kết bài”.

Bởi vậy, để giúp học sinh hình thành kỹ năng viết bài nghị luận theo bố cục ba phần, giáo viên cần hướng dẫn các em xây dựng hệ thống câu hỏi triển khai các ý chính cơ bản theo bố cục ấy cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Mở bài

Để giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc giới thiệu về chi tiết, (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) cần nghị luận; trích dẫn 2 ý kiến, giáo viên nên định hướng cho học sinh tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

Chi tiết nghệ thuật (nhân vật, đoạn trích) cần nghị luận thuộc tác phẩm nào? Tác phẩm ấy do ai sáng tác?

Chi tiết (nhân vật, đoạn trích) ấy nằm ở phần nào trong tác phẩm? Những ý kiến khác nhau về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm)?

Thân bài

Với phần giải thích (nếu cần), phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến, theo thầy Trần Xuân Trà, học sinh cần trả lời các câu hỏi:

Ý kiến này nhận xét, đánh giá về giá trị nào của chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm?). Nó thuộc về chủ đề tư tưởng tác phẩm, hay giá trị nghệ thuât, phong cách tác giả?- thao tác giải thích.

Ý kiến ấy đúng hay sai? Hoặc chỉ đúng một phần?- thao tác bình luận.

Ý kiến ấy bao gồm những khía cạnh nào? (hay chỉ có một khía cạnh)- thao tác phân tích.

Khía cạnh (những khía cạnh) ấy được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? - thao tác phân tích, chứng minh.

Với phần phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa hai 2 kiến, học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:

Hai ý kiến này giống nhau hay khác nhau? (thường khác nhau);

Chúng đối lập nhau hay bổ sung cho nhau? (thường bổ sung);

Nếu bổ sung cho nhau thì chúng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) ở phương diện nào? (đặc điểm, tâm lý, tính cách, hay nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả ; giá trị nội dung, hay giá trị nghệ thuật tác phẩm; hoặc cả hai…);

Nếu chúng đối lập nhau thì ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hay cả hai ý kiến đều đúng? Bản thân đồng tình với ý kiến nào? (hay cả hai). Có cần bổ sung, đề xuất gì thêm không?.

Kết bài

Để đánh giá khái quát về giá trị hai ý kiến với nhận thức, suy nghĩ của bản thân về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) với sự nghiệp sáng tác của nhà văn, thầy Trần Xuân Trà lưu ý học sinh cần trả lời các câu hỏi sau:

Những ý kiến này giúp ta hiểu về chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) như thế nào? (sâu sắc toàn diện về một phương diện nào đó);

Chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) góp phần làm nổi bật phương diện nào của tác phẩm? (Nội dung, tư tưởng nào? Nét đặc sắc nghệ thuật nào?);

Chi tiết (nhân vật, đoạn trích, tác phẩm) có góp phần làm nên sức sống của tác phẩm hay phong cách nghệ thuật của nhà văn không? Sức sống ấy như thế nào? Phong cách nghệ thuật ấy ra sao?

“Nếu nắm chắc hệ thống câu hỏi này, học sinh sẽ hình thành một phương pháp tư duy tích cực, không phải “học vẹt” một cách thụ động như lâu nay các em vẫn quen làm” - thầy Trần Xuân Trà khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.