Một số biến đổi hiện đang xảy ra tại phía Tây Nam nước Mỹ, nơi các vụ cháy rừng lớn đang biến những cánh rừng thông thành những vùng đất cây bụi. Trong vòng 100 - 150 năm tới, những thay đổi này có tỉ lệ cao sẽ kéo dài tới các xavan, sa mạc và vùng rừng khiến hệ sinh thái bị xáo trộn, đẩy sự tồn tại của các loại động thực vật vào bờ vực nguy hiểm, đặc biệt tại các khu vực như châu Âu và Mỹ.
Đồng tác giả nghiên cứu Jonathan Overpeck - Hiệu trưởng Trường Môi trường và Bền vững thuộc ĐH Michigan cho biết: “Nếu chúng ta không kiểm soát biến đổi khí hậu, thảm thực vật của hành tinh này trông sẽ khác hoàn toàn so với hiện tại và trở thành 1 nguy cơ lớn đối với tính đa dạng của địa cầu”.
Báo cáo này dựa trên các ghi chép về hóa thạch và nhiệt đồ từ thời kỳ 21.000 năm trước, khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc và nhiệt độ của hành tinh ấm lên khoảng từ 7 - 13 độ F.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết dự đoán này có tính bảo thủ, bởi việc Trái đất nóng lên do biến thiên của tự nhiên đã diễn ra trong 1 quãng thời gian còn dài hơn nhiều - từ Cực đại Băng hà Cuối cùng vào 21.000 năm trước tới Thế toàn tân đầu tiên vào 10.000 năm trước. Nhưng biến đổi khí hậu gây ra bởi con người rất khác. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu thải ra các khí giữ nhiệt trên khắp hành tinh. Trái đất hiện đang nóng lên với một tốc độ nhanh hơn nhiều.
“Chúng ta đang đề cập đến lượng nhiệt độ từ thay đổi sau 10.000 tới 20.000 năm nay xảy ra tương đương chỉ trong vòng 1 - 2 thế kỷ” - Stephen Jackson, Giám đốc Trung tâm Thích ứng Khí hậu Tây Nam của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết - “Hệ sinh thái sẽ bị xáo trộn rất nhanh để thích ứng với sự thay đổi”.
Các nhà nghiên cứu mô tả công trình của họ như 1 bản báo cáo toàn diện nhất từ trước tới nay, dựa trên các ghi chép về hóa thạch thực vật và phấn từ 594 địa điểm thu thập trên toàn thế giới, với độ tuổi của các mẫu dao động từ 21.000 tới 14.000 năm về trước.
Những nơi có thay đổi lớn nhất rơi vào khoảng vĩ độ trung bình tới cao ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Mỹ. Đây là các khu vực phần lớn bị che phủ bởi các sông băng và có sự thay đổi nhiệt độ cao nhất từ khi kỉ băng hà kết thúc.
Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, nếu tình trạng phát thải hiện tại không được kiểm soát, nguy cơ biến đổi trên diện rộng của dải thực vật sẽ cao hơn 60%.
Cảnh quan bị biến đổi sẽ không chỉ ảnh hưởng tới rừng núi mà còn tới nước uống, dòng chảy của sông ngòi và sự tái tạo của nước. Việc mất rừng sẽ càng thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, bởi vì các “bồn chứa carbon” sẽ biến mất. Như Overpeck cho biết: “Một lượng lớn khí carbon tích lũy bởi dải thực vật xung quanh hành tinh sẽ được giải phóng vào khí quyển khi chúng bị mất đi và càng làm khí hậu biến đổi trầm trọng”.