Ở trung tâm thiên hà Milky Way (nơi chúng ta đang ở) là Sagittarius A*, lỗ đen siêu nặng trùng tên với chòm sao Nhân mã có kích thước gấp 4 triệu lần mặt trời.
Nếu một ngôi sao xấu số mạo hiểm lại gần Sagittarius A*, lực hấp dẫn từ lỗ đen sẽ xé xác nó thành từng mảnh nhỏ. Phần ruột gan còn lại của xác chết sao đầy khí sẽ được Sagittarius A* vo tròn thành những khối vật chất lớn hơn Hải vương tinh và “xì hơi” 95% số này ra khỏi Milky Wayvới vận tốc 32,2 triệu km mỗi giờ.
(Với diện tích 7,6 tỉ km 2 , Hải vương tinh là hành tinh lớn thứ tư trong hệ mặt trời, gấp 15 lần trái đất)
Khám phá này được rút ra từ những tính toán và mô phỏng rất chi tiết của Eden Girma-nữ sinh viên Harvard, thành viên học viện Banneker&Aztlan đã này. (Banneker&Aztlan là chương trình của 2 học viện cùng tên nhằm đem lại cho các sinh viên hàng đầu của Harvard trải nghiệm học tập và nghiên cứu thiên văn học 10 tuần trong dịp hè)
Tích tụ khí là điều mà giới khoa học chưa từng biết đến. Nếu các rối loạn do ảnh hưởng thủy triều ở trung tâm thiên hà Milky Way đã trở thành một chủ đề nghiên cứu từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước thì ý tưởng về việc thật sự có những vật thể cô đặc hình thành từ quá trình này là một ý tưởng rất mới, Girma cho biết.
Theo báo cáo được Gizmodo trích dẫn lại, một số quả cầu tốc độ cao loại này “gắn bó” xung quanh Milky Way và quả gần nhất có thể cách chúng ta vài trăm năm ánh sáng. Tuy nhiên, việc tìm ra chúng không dễ dàng và nếu có thì nguồn gốc của chúng vẫn là điều khoa học chưa biết rõ.
Một khái niệm đầy tính nghệ thuật về những quả cầu cỡ Hải vương tinh vừa được công bố (Ảnh: CfA)