Hé lộ những tình tiết mới liên quan đến nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nghi phạm sát hại ông Shinzo Abe tin rằng cựu Thủ tướng Nhật Bản có liên quan đến một nhóm tôn giáo mà hắn cho rằng đã hủy hoại tài chính của mẹ mình. Theo cảnh sát, hắn đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch cho vụ tấn công bằng súng tự chế.

Nghi phạm ám sát ông Abe bị trấn áp.
Nghi phạm ám sát ông Abe bị trấn áp.

Tetsuya Yamagami – một người đàn ông 41 tuổi thất nghiệp – được xác định là nghi phạm ám sát ông Abe. Tên này đã bình tĩnh tiếp cận cựu Thủ tướng từ phía sau và bắn đạn từ khẩu súng tự chế quấn băng dính đen dài 40cm.

Theo những người hàng xóm của Yamagami, hắn sống một mình và không trả lời khi được hỏi chuyện. Hãng tin Kyodo trích dẫn các nguồn tin điều tra cho biết tên này cho rằng ông Abe quảng bá cho một nhóm tôn giáo mà mẹ hắn đã ủng hộ tiền dẫn đến phá sản.

Kyodo và giới truyền thông Nhật Bản khác dẫn lời nghi phạm khai với cảnh sát: “Mẹ tôi bị cuốn vào một nhóm tôn giáo và tôi phẫn nộ vì điều đó”.

Cảnh sát Nara từ chối bình luận về các chi tiết được báo chí Nhật Bản đưa tin về động cơ hoặc sự chuẩn bị của Yamagami.

Báo chí Nhật Bản cũng không nêu tên nhóm tôn giáo mà nghi phạm nêu ra.

Yamagami đã tạo ra vũ khí từ các linh kiện mua trực tuyến, dành hàng tháng trời để lên kế hoạch cho cuộc tấn công, thậm chí tham dự các sự kiện khác trong chiến dịch vận động của ông Abe, trong đó có sự kiện diễn ra một ngày trước đó cách xa 200km.

Theo đài truyền hình NHK, tên này đã cân nhắc một vụ đánh bom trước khi chọn súng.

Nghi phạm khai về việc chế tạo súng bằng cách quấn các ống thép lại với nhau bằng băng dính với các bộ phận mua qua mạng.

Cảnh sát đã tìm thấy những lỗ đạn bắn trong một tấm biển gắn vào một chiếc xe tải vận động bầu cử gần nơi xảy ra vụ ám sát và cho rằng chúng do Yamagami gây ra. Những đoạn clip cho thấy ông Abe quay về phía kẻ tấn công sau phát súng đầu tiên trước khi ông ngã xuống sau phát súng thứ 2.

Sống đơn độc

Yamagami sống trên tầng 8 của một tòa nhà gồm những căn hộ nhỏ. Tầng trệt có rất nhiều quán bar nơi khách đến trả tiền để uống và trò chuyện với các nữ tiếp viên. Một quán karaoke ở đây đã ngừng hoạt động.

Thang máy của tòa nhà chỉ dừng ở 3 tầng – một thiết kế được cho là để tiết kiệm chi phí. Yamagami đã phải đi cầu thang bộ trước khi lên đến căn hộ của mình.

Một hàng xóm 69 tuổi của Yamagami đã nhìn thấy hắn 3 ngày trước khi ông Abe bị ám sát. Bà cho biết đã chào Yamagami nhưng hắn phớt lờ, chỉ nhìn xuống đất và không đeo khẩu trang. “Hắn ta có vẻ lo lắng, dường như có điều gì khiến hắn bận tâm” – bà nói với hãng tin Reuters.

Người phụ nữ này trả tiền thuê nhà 35.000 yen/ tháng (260 USD) và cho rằng những người hàng xóm khác cũng trả mức phí tương tự.

Kinh nghiệm với súng

Theo phát ngôn viên của Hải quân Nhật Bản, Yamagami phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải từ năm 2002 đến 2005. Hắn đã tham gia vào một đơn vị huấn luyện ở Sasebo và được giao cho bộ phận pháo binh khu trục. Sau đó hắn được phân công làm việc trên một tàu huấn luyện ở Hiroshima.

Một sĩ quan hải quân cao cấp nói với hãng tin Reuters rằng, trong thời gian phục vụ, các thành viên của Lực lượng Phòng vệ huấn luyện với đạn thật mỗi năm một làn. Họ cũng làm công việc phân loại và bảo dưỡng súng.

Ông cho biết họ làm điều trên theo mệnh lệnh và khó có thể tin rằng họ đủ kiến thức để chế tạo súng. Ngay cả những quân nhân phục vụ “lâu năm cũng không biết chế tạo súng”.

Một thời gian sau khi rời hải quân, Yamagami đăng ký tìm việc tại một công ty nhân sự và cuối năm 2020 bắt đầu làm việc tại một nhà máy ở Kyoto với vai trò điều hành xe nâng – theo báo Mainichi.

Tờ báo trên cho biết tên này không gặp vấn đề gì cho đến giữa tháng 4 khi nghỉ việc mà không xin phép và sau đó nói với sếp rằng hắn muốn nghỉ làm.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...