Hé lộ điểm yếu chí mạng của bom xuyên boong-ke GBU-57 của Mỹ

GD&TĐ - Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc công bố một nghiên cứu mới hé lộ điểm yếu của bom xuyên boong-ke GBU-57.

Bom phá boongke GBU-57A/B Massive Ordnance Penetrator của Không quân Mỹ.
Bom phá boongke GBU-57A/B Massive Ordnance Penetrator của Không quân Mỹ.

Đề xuất bắn nghiêng vào thân bom để vô hiệu hóa

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Phóng và Điều khiển Vũ khí của Trung Quốc, do ông Cui Xingyi thuộc Viện Cơ điện Tây Bắc đứng đầu, cho thấy GBU-57 có phần mũi được gia cố rất chắc chắn, nhưng phần thân thép 2 bên chỉ dày vài centimet, dễ bị tổn thương trước đạn pháo phòng không.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô phỏng máy tính với pháo Oerlikon GDF của Thụy Sĩ, loại vũ khí được sử dụng rộng rãi ở Trung Đông, trong đó có Iran. Pháo này có thể bắn 36 viên đạn trong 2 giây, với xác suất tiêu diệt 42% ở khoảng cách 1.200 mét.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lưu ý phương án này đòi hỏi phải có khả năng theo dõi radar chính xác, chiến lược tác chiến điện tử hiệu quả và bảo vệ trước các cuộc tấn công sắp tới.

Khoảng cách và góc bắn quyết định hiệu quả

Ngày 22/6, khi máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ phóng bom xuyên boong-ke GBU-57 vào các cơ sở hạt nhân của Iran, các báo cáo cho thấy đợt tấn công gặp ít kháng cự.

Những quả bom mạnh này được thiết kế để xuyên sâu vào boong-ke ngầm và đã đánh trúng mục tiêu mà không gặp phòng thủ đáng kể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc giải thích rằng trong khi phần mũi hình quả trứng của GBU-57 có thể làm chệch các cú đánh trực diện, thì 2 bên thân lại là khu vực dễ bị phá hủy chỉ với một vài viên đạn phòng không.

Để đạn xuyên phá, góc bắn phải dưới 68 độ; nếu lớn hơn, đạn sẽ trượt đi. Thử nghiệm cho thấy bắn ngoài 1.490 mét sẽ không hiệu quả; nhưng trong khoảng 1.190 mét, nhiệt và mảnh đạn có thể kích nổ thuốc nổ bên trong, theo South China Morning Post.

Phương pháp này dựa trên tính toán xuyên giáp từ Thế chiến II, nhưng đòi hỏi chiến thuật: pháo phải được ngắm sẵn vào một điểm nhất định trên quỹ đạo bay của bom.

Càng gần điểm bắn định sẵn, nòng pháo càng ổn định, chiến thuật mà nhóm nghiên cứu gọi là “kiểm soát bắn tỉa”.

Ông Cui và cộng sự cho biết phương pháp đánh chặn kiểu bắn tỉa này có nhiều ưu điểm. Việc ngắm sẵn pháo vào một điểm trên đường bay giúp giảm yêu cầu với hệ thống điều khiển, loại bỏ tính toán lặp lại, rút ngắn thời gian phản ứng xuống chỉ 1 mili giây.

Họ nhấn mạnh rằng phương án này khả thi với công nghệ hiện có, cho phép nhanh chóng nhắm và vô hiệu hóa bom xuyên boong-ke.

he-lo-diem-yeu-chi-mang-cua-bom-xuyen-boong-ke-gbu-57-cua-my-2.jpg

Nhiều hạn chế trong thực tế chiến trường

Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận rằng chiến trường thực tế khắc nghiệt hơn nhiều. Không quân có thể mở các đợt tấn công quy mô lớn để phá hủy hệ thống phòng không trước khi nhiệm vụ ném bom bắt đầu, loại bỏ khả năng phòng thủ này.

Ngoài ra, các loại bom thông minh thường thực hiện thao tác cuối cùng ngay trước khi tác động, khiến quỹ đạo bay trở nên khó đoán và giảm cơ hội đánh chặn trong phạm vi 1.190 mét vốn chỉ tồn tại trong tích tắc.

Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo chiến thuật này được phát triển cho hệ thống phòng thủ của Trung Quốc và có thể không hiệu quả ở khu vực khác do khác biệt về địa hình, môi trường đe dọa và công nghệ hiện có.

Theo IE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ