Hé lộ bí mật “động trời” chưa từng công bố phía sau những bức tranh nổi tiếng

Có thể bạn sẽ vô cùng ngỡ ngàng với những phát hiện kỳ bí về các bức tranh nổi tiếng này.

Hé lộ bí mật “động trời” chưa từng công bố phía sau những bức tranh nổi tiếng
1. Sự trả thù của họa sỹ Salvador Dali
Bức họa Figure at a Window (tạm dịch Bóng hình bên cửa sổ) được họa sỹ Dali vẽ vào năm 1925, lúc ông mới chỉ 21 tuổi. Và lúc đó, Dali chưa hề gặp vợ mình, Gala, vì thế mà nguồn cảm hứng của bức tranh đến từ cô chị của họa sỹ,  Ana Maria. Thời gian trôi qua, mối quan hệ giữa ông và cô chị trở nên xấu đi và họa sỹ Dali thậm chí đã từng nói: “Đôi khi nhìn vào nó, tôi lại nhổ một bãi nước bọt vào bức họa mới cảm thấy dễ chịu”. Điều này khiến Ana Maria rất tức giận.
bi-mat-sau-nhung-buc-tranh-noi-tieng
Bức họa vẽ người chị Ana Maria của họa sỹ Dali.
Năm 1949, Ana Maria đã viết một cuốn sách về Dali với tựa đề: “Salvador Dali, qua con mắt của người chị (Salvador Dali, Seen Through the Eyes of His Sister). Việc này một lần nữa lại làm quan hệ của họ càng thậm tệ hơn. 
Cuối cùng, năm 1954, họa sỹ Dali vẽ bức tranh “Young Virgin Autosodomized by her Own Chastity’ với vị trí các phần, mái tóc, khung cảnh và màu sắc của bức họa đều gợi về bức họa “Bóng hình bên cửa sổ” ngày xưa như một phiên bản lỗi đầy sự căm ghét và phỉ báng. Người ta cho rằng, bức tranh thứ hai của Dali chính là sự trả thù đối với những gì cô chị đã viết về ông trong cuốn sách đó.
2. Tại sao màu vẽ phòng ngủ của họa sỹ Van Gogh lại toàn vàng và xanh lá cây?
Năm 1888, danh họa Van Gogh mua một phòng thu nhỏ ở Arles, miền nam nước Pháp. Tháng 10 năm đó ông đã vẽ bức tranh "Bedroom in Arles" (Phòng ngủ ở Arles). Ban đầu, giới nghệ thuật phân tích rằng căn phòng được vẽ với những gam màu nhẹ nhàng và mang lại sự ấm cúng cho người xem, thể hiện sự thoải mái và an toàn của căn phòng.  
Hé lộ bí mật “động trời” chưa từng công bố phía sau những bức tranh nổi tiếng ảnh 2
Thực ra, do uống thuốc điều trị bệnh động kinh mà hoa sỹ gặp khó khăn trong việc cảm nhận màu sắc.
Tuy nhên, họa sỹ Van Gogh lại đưa ra một lời giải thích hoàn toàn khác cho những màu sắc bất thường trong bức tranh. Lúc vẽ bức tranh, ông đang phải chống chọi với bệnh động kinh và phải uống thuốc thường xuyên. Thứ thuốc này khiến ông gặp khó khăn trong việc cảm nhận màu sắc, vì vậy bức tranh chỉ mang hai gam màu chính là vàng và xanh lá cây.
3. Nàng Mona Lisa bị gãy răng cửa?
Bức họa nàng Mona Lisa nổi tiếng với sự hoàn hảo và đầy bí ẩn. Chuyên gia người Mỹ Joseph E. Borkowski tiết lộ rằng người phụ nữ trong tranh chắc chắn đã bị gãy một số răng. Borkowski nhận thấy nhiều vết nhăn xung quanh miệng nàng Mona Lisa qua các hình ảnh phóng to. Ông nói: “Vẻ mặt của nàng Mona Lisa giống với những người bị gãy răng cửa. Hình ảnh phóng to một vết thẹo ở phần môi cho thấy khẩu hình của nàng Mona Lisa có vẻ bất thường, không giống một người có bộ răng đầy đủ".
Hé lộ bí mật “động trời” chưa từng công bố phía sau những bức tranh nổi tiếng ảnh 3
Chuyên gia Borkowski nhận thấy nhiều vết nhăn xung quanh miệng nàng Mona Lisa qua các hình ảnh phóng to vì vậy có thể hàm răng của người phụ nữ trong tranh không còn đầy đủ.
4. Thực ra bức họa "Ô vuông đen" không hẳn vuông và đen
Chắc chắn nhiều người nhìn vào bức tranh "Ô vuông đen" (Black Square) không thấy gì đặc biệt ngoài một ô vuông có màu đen. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng thực ra đây không hoàn toàn là hình vuông với các cạnh đối của nó không song song với nhau, kể cả các mép đối nhau của khung hình cũng vậy. 
Ngoài ra, màu đen cũng không phải là màu đen “nguyên chất” mà là sựu pha trộn của nhiều màu sắc khác nhau. Các chuyên gia cũng cho biết điều này hoàn toàn nằm trong chủ ý của tác giả chứ không phải do sai sót khi vẽ, điều này khiến bức tranh ẩn chứa một sự năng động và đầy tinh tế.
Hé lộ bí mật “động trời” chưa từng công bố phía sau những bức tranh nổi tiếng ảnh 4
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng thực ra đây không hoàn toàn là hình vuông với các cạnh đối của nó không song song với nhau và màu đen cũng là sự pha tạp của nhiều màu.
5. Khuôn mặt biến hóa khôn lường trong bức tranh The Old Fisherman
Năm 1902, họa sỹ người Hungary, Csontváry Kosztka Tivadar vẽ bức tranh “Ông lão đánh cá” (The Old Fisherman). Khi nhìn vào bức tranh có vẻ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu ai đó đặt một tấm gương vào giữa bức tranh thì bạn sẽ nhận ra hai khuôn mặt với hai vẻ mặt trái ngược.
Hé lộ bí mật “động trời” chưa từng công bố phía sau những bức tranh nổi tiếng ảnh 5
Hai khuôn mặt ông lão đánh cá sẽ biến sắc nếu đặt gương phản chiếu về bên phải.
Đặt gương phản chiếu vẻ mặt bên phải, bản sẽ thấy khuôn mặt của ông lão bỗng biến sắc trở thành một người hung dữ, nhưng khi phản chiếc vẻ mặt bên trái, ông lão bỗng trở nên hiền dịu với đôi tay chắp lại, phía sau là vùng biển hoàn toàn tĩnh lặng.
Theo ttvn.vn/afmily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ