Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
Trong cơ thể phụ nữ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của nữ giới. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp.
Tuy nhiên, quá trình mất máu trong những ngày hành kinh cũng đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong cơ thể. Trong mỗi kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi khoảng 40-60ml tương ứng khoảng 20-30mg sắt hao hụt khỏi cơ thể.
Hầu hết các bạn nữ thường có chu kỳ kinh không ổn định trong vài năm đầu, hay bị rong kinh, rong huyết làm cho lượng máu và sắt bị mất nhiều hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến hao hụt sắt như ăn kiêng trong những ngày chu kì, hoặc thói quen nghiện trà và cà phê sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt 50-60%.
Tất cả những điều này đều dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ ngày một tăng. Triệu chứng thường gặp là họ dễ dàng cáu giận, mệt mỏi, lơ là trong công việc, giảm khả năng tập trung, năng suất làm việc kém hơn bình thường. Do đó, thay vì tìm kiếm giải pháp bù sắt hợp lý, đa số họ đều âm thầm chịu đựng sự thay đổi của cơ thể.
Hậu quả của việc thiếu sắt: chớ coi thường
Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác. Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu. Thiếu sắt còn làm cho da dẻ nữ giới không mịn màng, mặt tái xanh, thiếu sức sống, kém năng động.
Đặc biệt, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.
Khoa học còn chứng minh, thiếu sắt sẽ làm giảm lượng chất sắt trong não, tác động tiêu cực đến tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học hành và chỉ số IQ bị giảm từ 5-10 điểm.
Vì thế, bổ sung sắt thường xuyên như một thói quen là việc làm cần thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn chu kì, cần cung cấp 60mg sắt mỗi ngày (tương đương với hàm lượng trung bình của một viên sắt).
Khi bổ sung sắt cần hạn chế những thực phẩm có nhiều oxalate và phytate, trà, cà phê và nước ngọt chứa nhiều acid phosphoric. Do đó, không nên uống trà, cà phê trong bữa ăn mà uống cách xa bữa ăn khoảng 1,5 - 2 giờ đồng hồ.
Nhu cầu sắt mỗi ngày ở từng độ tuổi
(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)*
Phụ nữ mang thai: + 20 mg so với nhu cầu bình thường ở từng độ tuổi
Phụ nữ cho con bú: + 39,2 mg so với lúc chưa có thai
Hiểu Hương
Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, lượng sắt được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu. Hạn chế trong cách chế biến như không ăn chín, uống nước đun sôi để nguội với thực phẩm xanh, sạch dễ khiến bạn bị nhiễm giun làm tăng nguy cơ thiếu sắt. Ngoài phụ nữ có thai thì việc bổ sung thêm viên sắt ở các đối tượng có nguy cơ cao như các em gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản do có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần uống viên sắt dự phòng, bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể. |