Hậu quả nặng nề của thiếu máu khi mang thai

GD&TĐ - Thiếu máu là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ; gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não... có thể gây những hậu quả nặng nề cho mẹ và con.

Nguồn: BV Sản Nhi Nghệ An.
Nguồn: BV Sản Nhi Nghệ An.

Thiếu máu khi mang thai

Theo Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, thiếu máu là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu máu ở những phụ nữ mang thai là thiếu sắt, ngoài ra còn có nguyên nhân thiếu Folate, bệnh Hemoglobin và mất máu cấp. Nhu cầu sắt cao hơn khi mang thai, do đó việc không cung cấp đủ lượng sắt có thể mang đến những hậu quả bất lợi cho mẹ và thai nhi.

Chẩn đoán thiếu máu dựa vào tiêu chuẩn của CDC Hoa Kỳ khi:

Quý I và quý III: Hb <11 g/dl và Hct < 33%, quý II: Hb < 10,5 g/dl và Hct <32%.

Đo nồng độ Hb hoặc Hct là xét nghiệm đầu tay để xác định thiếu máu nhưng không đặc hiệu trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt. Định lượng nồng độ ferritin huyết thanh có độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao để chẩn đoán thiếu sắt ở những bệnh nhân thiếu máu (với nồng độ ferritin < 30 µg/L).

Thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây nên những ảnh hưởng gì?

Triệu chứng ban đầu của thiếu máu thường không tồn tại hoặc không đặc hiệu (mệt mỏi, yếu, nhức đầu, khó thở nhẹ trong quá trình gắng sức), các triệu chứng khác có thể bao gồm da niêm mạc nhợt nếu thiếu máu trầm trọng, nhịp tim nhanh hoặc hạ huyết áp.

Đối với mẹ: dễ sẩy thai, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Đối với con: nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tử vong chu sinh, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu. Con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm của thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu mẹ bầu cần được sàng lọc thiếu máu bằng xét nghiệm công thức máu vào quý I thai kỳ và lặp lại tại thời điểm 24 tuần 0 ngày – 28 tuần 6 ngày, đặc biệt sớm phát hiện bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Trong thai kỳ, nhu cầu sắt là 60mg và 400 mcg acid folic mỗi ngày, ở phụ nữ thiếu máu cần uống theo chỉ định của bác sĩ. Uống viên sắt – acid folic có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn nhưng không gây hại gì và thường mất đi sau vài tuần.

Để giảm bớt cảm giác khó chịu do tác dụng phụ của thuốc, nên uống thuốc vào một giờ nhất định; ăn thêm rau, quả và uống nhiều nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.