Hạt bông nảy mầm trên Mặt trăng

GD&TĐ - Các nhà khoa học ở ĐH Trùng Khánh (Trung Quốc) vừa thông báo hạt giống cây bông (hạt bông) do tàu thăm dò vũ trụ Hằng Nga 4 đưa lên vùng khuất của Mặt trăng đã nảy mầm và phát triển tốt. Hình ảnh gửi từ Mặt trăng về cho thấy, mầm cây đang vươn lên trong bình chứa (capsule) đặc biệt. Ngoài hạt bông, trong capsule còn có hạt cải dầu, mầm khoai tây, trứng ruồi giấm, men nấm.  

Những mầm non đang nhú lên trong capsule được mang lên Mặt trăng
Những mầm non đang nhú lên trong capsule được mang lên Mặt trăng

Trước đó, thí nghiệm nuôi cây đã được thực hiện trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Tuy nhiên, thí nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc còn có mục tiêu xa hơn: Không chỉ chứng tỏ là có thể làm hạt nảy mầm, mà các nhà khoa học Trung Quốc còn muốn khẳng định có thể tạo ra hệ sinh thái “tự cung, tự cấp” trên Mặt trăng.

Các nhà khoa học ở ĐH Trùng Khánh đã thiết kế 2 capsule kín, trong đó một capsule ở lại trên Trái đất, còn capsule thứ hai được đưa lên Mặt trăng. Trong hai capsule đều có đất, nước, không khí và hạt giống một vài loại rau, ruồi giấm và men nấm.

Các cây rau có nhiệm vụ tạo ra oxy và sản xuất chất dinh dưỡng, men nấm điều hòa trữ lượng oxy và cacbon điôxit, ruồi giấm đóng vai trò “người tiêu thụ” trong hệ thống này. Các nhà khoa học cũng dự định quan sát xem tình trạng sinh quyển Trái đất và trên Mặt trăng khác nhau như thế nào.

Khả năng trồng trọt trong những điều kiện trọng trường giảm và bức xạ cao có ý nghĩa quan trọng đối với các sứ mệnh Mặt trăng và trước hết là sứ mệnh sao Hỏa.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

GD&TĐ - Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.