Hấp dẫn thị trường lao động ngoài nước

GD&TĐ - Công việc ổn định, thu nhập từ 30-40 triệu/tháng, không cần bằng cấp, chỉ cần tay nghề cao nên thị trường lao động ngoài nước ngày càng hấp dẫn

Hấp dẫn thị trường lao động ngoài nước

Cách đây 30 năm, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp, thuyền viên làm việc trên tàu vận tải. Khi đó mới chỉ có hơn 1.000 lao động ra nước ngoài làm việc nhưng đã tăng lên 31.000 người vào năm 2000. Trong khi đó năm 2022, cả nước ước khoảng có gần 130.000 lao động xuất khẩu. Năm 2023 dự báo Việt Nam có khoảng 200.000 người tham gia lao động ở nước ngoài.

Thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ năm 2007 đến nay, trung bình mỗi năm lao động xuất khẩu cả nước gửi về 3 - 4 tỷ USD. Năm nay, riêng tỉnh Hà Tĩnh đã có hơn 67.000 lao động làm việc ở nước ngoài, gửi về khoảng 200 triệu USD. Nghệ An hiện có 60.000 lao động, gửi về 500-550 triệu USD...

Ông Lã Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động tại các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… và một số thị trường có uy tín và thu nhập cao là rất lớn. Các ngành nghề được tuyển dụng với số lượng lớn như: Cơ khí, xây dựng, chế biến thực phẩm, đóng gói sản phẩm, nông nghiệp… với điều kiện là đã tốt nghiệp THPT trở lên, sức khỏe tốt. Người lao động được hưởng mức lương từ 20-40 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2022, tỉnh Ninh Bình có kế hoạch đưa 1.400 lao động đi xuất khẩu, trong đó hướng người lao động tới những thị trường có uy tín và thu nhập tốt. Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2022, toàn tỉnh Ninh Bình có khoảng trên 1.200 lao động được xuất khẩu sang nước ngoài làm việc.

Có thể thấy, nhờ xuất khẩu lao động mà kinh tế các hộ dân nghèo đã thay đổi, Những ngôi làng tỉ phú ngày càng xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung. Những ngôi nhà tiền tỉ thay thế dần những ngôi nhà cũ kỹ. Lao động ngoài nước trở thành miền đất hấp dẫn đối với lao động trong độ tuổi 20-60 của Việt Nam.

Theo số liệu của Cục quản lý Lao động ngoài nước, 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã được được hơn 122 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài, đạt hơn 135% kế hoạch năm 2022. Mục tiêu năm tới Việt nam sẽ đưa khoảng 200.000 lao động sang các nước.

Theo ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết; “Có được kết quả này Bộ LĐ, TB&XH và các địa phương đã chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam”.

Bên cạnh đó, Bộ LĐ, TB&XH đã đưa ra nhiều giải pháp với mục tiêu mở rộng thị trường, đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tạo nguồn lao động có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Lao động kỹ thuật được thị trường châu Âu coi trọng (Ảnh Internet)

Lao động kỹ thuật được thị trường châu Âu coi trọng (Ảnh Internet)

Hiện các nước châu Âu sau thời gian dịch bệnh kéo dài hiện cũng khan hiếm lao động. Các quốc gia châu Âu đã thông qua kế hoạch thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực ngoại khối. Đây chính là cơ hội cho người lao động người lao động Việt Nam hướng tới lao động xuất khẩu trong các năm tới, đặc biệt là năm 2023 đang cận kề.

Nhiều nước Đông Âu đang rơi vào tình trạng thiếu chuyên gia công nghệ thông tin, bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, giáo viên, y tá cho tới đầu bếp, thợ ống nước, tài xế xe tải, thợ hàn, thợ nề, thợ điện, thợ mộc...vv. Tại Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Cộng hòa Czech … chính phủđã hạ thấp một số tiêu chuẩn để thu hút lao động ngoài nước, thậm chí mức lương khởi điểm cho công nhân mới vào nghề khoảng 2.500 euro (khoảng 60 triệu đồng) nhưng vẫn không tuyển đủ nhân sự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ