Hấp dẫn Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024-2025

GD&TĐ - Ngày 26/10, UBND thị xã Mường Lay (Điện Biên) tổ chức Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 – 2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Lướt ván tại lễ Khai mạc các hoạt động du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà.
Lướt ván tại lễ Khai mạc các hoạt động du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà.

Phát biểu tại lễ Khai mạc, ông Hoàng Văn Quyền, Chủ tịch UBND thị xã Mường Lay cho biết: “Việc tổ chức lễ Khai mạc các hoạt động du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà năm 2024-2025 là để cụ thể hóa và phát huy tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ của thị xã Mường Lay”.

Với mục tiêu đến năm 2030, đưa thị xã Mường Lay phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái của vùng phía Bắc của tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế gắn với bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, di tích lịch sử, bảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

muong-lay-5-392-2784.jpg
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên phát biểu tại lễ Khai mạc.

Thị xã Mường Lay đã tổ chức 9 lần Lễ hội đua thuyền đuôi én hàng năm vào dịp Tết dương lịch góp phần xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch. Du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà năm nay tiếp tục kế thừa quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh, mảnh đất, con người, những giá trị bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc thị xã Mường Lay.

muong-lay-6-3001-2670.jpg
Bay dù lượn tại lễ Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà năm 2024 - 2025 thu hút đông đảo du khách.

Đây cũng là dịp để du khách và nhân dân trên địa bàn thị xã được trải nghiệm, giao lưu, học hỏi, tăng cường mối đoàn kết, cùng chung tay giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Từ đó, tạo ra các chuỗi liên kết vùng về tiềm năng phát triển du lịch trên sông và trên bộ, nhất là các tuyến đường thủy kết nối giữa thị xã Mường Lay với các huyện Nậm Nhùn, Sìn Hồ (Lai Châu); Tủa Chùa (Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).

Các hoạt động chính diễn ra trong khuôn khổ lễ Khai mạc Du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà năm 2024 -2025 bao gồm: Lễ "Tế" Thần sông nước; thể thao dưới nước và mạo hiểm như: dù lượn, lướt ván, chèo thuyền kayak...

muong-lay-3-4976-1857.jpg
Lễ Tế thần sông nước tại chương trình Khai mạc các hoạt động du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà.

Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động trải nghiệm sắc màu văn hóa dân tộc như múa xòe, múa sạp, các trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, bắn nỏ; cùng với trải nghiệm không gian ẩm thực giới thiệu các món ăn đặc sản Tây Bắc như cá nướng, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, xôi ngũ sắc, rượu men lá...

Du lịch mùa nước nổi trên Sông Đà còn nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra từ tháng 10/2024 tới tháng 3/2025 phục vụ du khách.

muong-lay-2-5797-2940.jpg
Du thuyền khám phá trải nghiệm lòng hồ sông Đà.

Trên cơ sở những tiềm năng phát triển du lịch sẵn có, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đề nghị thị xã Mường Lay tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh thu hút đầu tư theo hướng gắn kết vùng miền. Khai thác sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hóa.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì và khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch đã và đang hình thành. Đa dạng hóa nguồn lực để đầu tư, phát triển, khai thác hiệu quả các hoạt động du lịch. Quan tâm bảo vệ, tôn tạo và khai thác các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với hoạt động du lịch…

muong-lay-4-9885-1900.jpg
Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Nghề làm bánh Khẩu Xén và Chí Chọp.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên đã trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Nghề làm bánh Khẩu Xén và Chí Chọp của người Thái ở Mường Lay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.