Hành tinh X là lỗ đen?

GD&TĐ - Tại vùng ngoại vi Hệ Mặt trời, có một vật thể bí ẩn nào đó gây ảnh hưởng đến quỹ đạo các mảnh vỡ thiên thể quay quanh Mặt trời. Đối tượng đó có thể là hành tinh X, còn gọi là hành tinh thứ 9. Vấn đề là ở chỗ, vật thể này dường như không phải là hành tinh!

Lỗ đen nguyên thủy có thể tồn tại ở vùng ngoại vi Hệ Mặt trời?
Lỗ đen nguyên thủy có thể tồn tại ở vùng ngoại vi Hệ Mặt trời?

Từ năm 2016, các nhà thiên văn học trên thế giới đã tìm kiếm các chứng cứ khẳng định sự tồn tại của hành tinh X. Một số người liên tưởng hành tinh X với sự tuyệt chủng của nhân loại; một số khác khẳng định hành tinh X thật ra không tồn tại.

Những nghiên cứu mới nhất khẳng định, lực hấp dẫn của hành tinh X thật ra có nguồn gốc từ lỗ đen nguyên thủy. Lỗ đen nguyên thủy là lỗ đen hình thành trong giai đoạn Vụ nổ lớn (Big Bang).

Mặc dù, sự tồn tại của các lỗ đen nguyên thủy chưa được khẳng định, nhưng một số nhà khoa học cho rằng, trong vũ trụ có rất nhiều lỗ đen nguyên thủy. Nếu như các lỗ đen này là có thật, chúng có thể chiếm tới 80% khối lượng vũ trụ. Những vật thể này có thể hình thành từ vật chất tối.

Vậy cuối cùng, hành tinh X bí ẩn có phải là lỗ đen nguyên thủy hay không? Các nhà khoa học đề xuất một số phương pháp truy lùng đối tượng khác thường này.

“Tôi cho rằng, đối với các đối tượng thiên văn khác thường, thay vì tìm chúng trong ánh sáng khả kiến, chúng ta cần thực hiện quan sát trong bức xạ gamma hoặc bức xạ vũ trụ” – nhà khoa học James Unwin (ĐH Oxford, Anh) cho biết.

Hành tinh X có thể giúp giải thích về quỹ đạo lạ kỳ của các vật thể ở xa. Tại khu vực rìa của Hệ Mặt trời, có hàng nghìn vật thể băng giá, tạo thành Vành đai Kuiper. Sáu trong những vật thể ấy có quỹ đạo khác lạ. Hiện tượng ấy có thể chứng tỏ là chúng bị ảnh hưởng bởi một nguồn hấp dẫn bí ẩn nào đó.

Vào năm 2016, các mô phỏng trên máy tính và mô hình toán học tiết lộ, “thủ phạm” có thể là một hành tinh bí ẩn ở xa mà chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy. Đó chính là hành tinh X hay còn gọi là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời.

Các nhà khoa học cho rằng, hành tinh X (nếu tồn tại) có thể nặng hơn Trái đất 10 lần. Nó quay một vòng quanh Mặt trời hết 10.000 – 20.000 năm.

Hành tinh X gây ảnh hưởng hấp dẫn lớn trên khu vực rộng của Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy hành tinh X “không nhất thiết phải là hành tinh”. Thay vào đó, nó có thể là lỗ đen nguyên thủy.

Trong khuôn khổ nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu liên quan đến quỹ đạo lạ kỳ của 6 đối tượng trong Vành đai Kuiper, đồng thời kết hợp những quan sát liên quan đến hiện tượng ánh sáng đi qua Hệ Mặt trời dường như bị bẻ cong bởi ảnh hưởng của một vật thể mà chúng ta chưa phát hiện ra. Cả hai hiện tượng này dường như do lỗ đen nguyên thủy gây ra.

Lỗ đen nguyên thủy tại vùng ngoại vi Hệ Mặt trời có kích thước tương đương quả bóng bowling và nặng hơn Trái đất khoảng 10 lần. Cũng có khả năng là có vài ba lỗ đen nguyên thủy như vậy tại vùng ngoại vi Hệ Mặt trời.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.