Đền cổ được phát hiện nhờ cống thoát nước

GD&TĐ - Trong quá trình đào cống thoát nước ở thành phố Ai Cập Tama, công nhân xây dựng đã tình cờ khai quật được một ngôi đền 2.200 năm tuổi, chạm khắc công phu có từ thời vua Ptolemy IV.

Những nhà khảo cổ tình cờ phát hiện những dấu tích cổ
Những nhà khảo cổ tình cờ phát hiện những dấu tích cổ

Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, việc xây dựng đã bị dừng lại và các nhà khảo cổ được gọi đến để khám phá phát hiện này. Cho đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã phát hiện được bức tường phía Đông - Tây, Bắc - Nam và góc phía Tây Nam của ngôi đền, được trang trí với các hình chạm khắc về vị thần Ai Cập Hapi, thần sinh sản và thần của những cơn lũ thường niên trên sông Nile, thứ cho phép nông nghiệp phát triển mạnh thời Ai Cập cổ đại.

Những hình chạm khắc này mô tả Hapi mang theo đồ lễ trong khi được bao quanh bởi các loài chim và nhiều động vật khác. Các đoạn văn bản đề cập đến Ptolemy IV, pharaoh thứ tư của triều đại Ptolemaic của Ai Cập. Người Ptolemy là người Hy Lạp gốc Macedonia cai trị ở Ai Cập từ năm 305 B.C (trước Công nguyên) đến năm 30 B.C, thường mang biểu tượng hoàng gia và tôn giáo của những người cai trị Ai Cập trước đó trên quê hương. (Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng, người trị vì Ai Cập từ năm 51 B.C đến 30 B.C, là người cai trị cuối cùng của triều đại Ptolemaic).

Ngôi đền được tìm thấy tại thành phố Tama, ngay phía Bắc Sohag (Ai Cập), trên bờ phía Tây của sông Nile. Khu vực Kom Shaqao của thành phố này nằm ngay trên khu vực từng là thủ đô quận 10 của Thượng Ai Cập. Trong quá khứ, khu định cư trên được gọi là Wajit, theo Bộ Cổ vật.

Ptolemy IV cai trị Ai Cập từ năm 221 B.C đến 204 B.C. Ông là con trai của Ptolemy III và Berenice II, một người cưỡi ngựa nổi tiếng, người sống lâu hơn chồng nhưng cuối cùng bị đầu độc theo lệnh của chính con trai mình, người từng đồng cai trị với bà. Berenice có một quá khứ đầy bạo lực. Theo lịch sử cổ đại, Berenice đã cho người ám sát người chồng đầu tiên của bà, Demetrius sau khi phát hiện ông ngoại tình với mẹ của Berenice. Vụ ám sát có vẻ đã xảy ra trong phòng ngủ của mẹ Berenice.

Triều đại của Ptolemy IV là triều đại không hưng thịnh. Theo các nhà sử học, pharaoh này đam mê rượu chè vui thú và giả vờ làm nghệ sĩ hơn là điều hành một vương quốc và ông được cho là đã trao hết các công việc vương quyền vào tay một người dưới trướng đầy tham vọng tên là Sosibius.

Dưới triều đại của Ptolemy, Ai Cập đã tránh được việc đánh mất lãnh thổ Coele-Syria (nay là khu vực bao gồm một phần của Lebanon và Syria) vào tay đối thủ của họ, Đế chế Seleucid một cách suýt soát. Không lâu sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, người Ai Cập bắt đầu nổi dậy chống lại sự cai trị của Ptolemy IV, tạo ra bất ổn và nội chiến chết chóc trong 5 năm cuối cùng của triều đại ông trị vì.

Vợ của Ptolemy (và cũng là chị gái) Arsinoe III hạ sinh người thừa kế của Ptolemy IV, Ptolemy V Epiphanes, vào năm 210 B.C. Năm 204 B.C, Ptolemy IV qua đời, một sự thật được Sosibius và các cộng sự giữ bí mật trong một năm. Cũng chính những cố vấn này đã ám sát Arsinoe III, cho phép họ kiểm soát sự cai trị của Ptolemy V. Ptolemy V, 5 tuổi, đã dành phần lớn triều đại của mình bị kiểm soát bởi các vị nhiếp chính trên và đột ngột băng hà vào năm 181 trước Công nguyên, nhưng không phải trước khi ban hành sắc lệnh trên Đá Rosetta nổi tiếng, thứ cho phép các nhà khảo cổ học hiện đại giải mã chữ tượng hình của người Ai Cập.

Theo Sciencedaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.