Hàng triệu người Mỹ khó trở lại làm việc do Covid kéo dài

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khoảng 16 triệu người Mỹ trong độ tuổi lao động (từ 18 đến 65 tuổi) đang phải sống chung với 'Covid kéo dài'.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo một nghiên cứu mới đây, tình trạng “Covid kéo dài” (với các triệu chứng xuất hiện vài tháng hoặc vài năm sau khi khỏi bệnh), đang khiến khoảng 4 triệu người Mỹ không thể làm việc như người bình thường.

Khốn khó vì dư âm đại dịch

Báo cáo của Viện Brookings, công bố cuối tháng 8 vừa qua, cho thấy khoảng 16 triệu người Mỹ trong độ tuổi lao động (từ 18 đến 65 tuổi) đang phải sống chung với “Covid kéo dài”.

Nhiều người vẫn đi làm nhưng năng suất giảm rõ rệt, thời gian làm việc ít hơn, kéo theo thu nhập giảm. Họ phải đối mặt với một loạt các triệu chứng nặng hoặc nhẹ, từ sương mù não (brain fog), lo lắng, trầm cảm đến mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp.

Brookings ước tính hiện có từ 2 đến 4 triệu người bị thất nghiệp là do Covid kéo dài. Thậm chí, có bệnh nhân hậu Covid nặng cần người nuôi dưỡng. Nên biết, mất 3 triệu lao động toàn thời gian là mất 1,8% tổng lực lượng lao động dân sự Mỹ.

Báo cáo dựa vào một nghiên cứu được thực hiện sau khi nhiều ngành công nghiệp, gồm giáo dục, nhà hàng và chăm sóc sức khỏe bị rơi vào tình trạng thiếu lao động trầm trọng, góp phần đẩy lạm phát đến tình trạng tồi tệ nhất trong 4 thập niên.

Tính đến tháng 6/2022, nền kinh tế Mỹ có 10,7 triệu việc làm chưa tìm được người, bất chấp mọi biện pháp tuyển dụng ưu đãi. Dù đã giảm so với mức cao kỷ lục, nhưng vẫn cao hơn mức trước khi có Covid-19 là 7 triệu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tổn thất cho nền kinh tế

Nếu dựa trên mức lương trung bình 1.106 USD mỗi tuần, Brookings ước tính sự vắng mặt của 3 triệu người trong lực lượng lao động vì Covid kéo dài đã làm giảm thu nhập khoảng 168 tỷ USD một năm.

“Tuy nhiên, số tiền đó chưa tính đầy đủ tác động kinh tế của Covid kéo dài” - Brookings lưu ý – “Đó là thu nhập giảm do năng suất thấp của những người yếu vẫn đi làm việc, tốn kém thêm cho chăm sóc y tế và giảm thu nhập của những người phải ở nhà chăm sóc người thân hậu Covid”.

Nếu bệnh nhân Covid kéo dài không hồi phục nhanh, gánh nặng kinh tế sẽ tiếp tục tăng. Nếu dân số Covid kéo dài tăng 10% mỗi năm, thì sau 10 năm, khoản thu nhập xã hội bị mất hàng năm sẽ lên tới 500 tỷ USD.

Các tác giả báo cáo nhấn mạnh: “Những tác động của Covid kéo dài sẽ tồi tệ hơn theo thời gian nếu chính phủ không sớm có các hành động và chính sách cấp bách”.

Họ kêu gọi chính phủ phát động “Năm hành động kéo giảm tác động kinh tế của Covid kéo dài” gồm: Phòng ngừa và điều trị tốt hơn; tăng thêm thời gian nghỉ dưỡng có lương cho bệnh nhân; cải thiện chỗ nghỉ ngơi tại nơi làm việc; mở rộng tiếp cận với bảo hiểm tàn tật và thu thập dữ liệu về bệnh nhân Covid kéo dài tốt hơn.

Theo The Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.