Hàng trăm tổ hợp không có trường hoặc thí sinh chọn

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thí sinh không mặn mà với tổ hợp mới

Thông tin cung cấp cho báo chí trong họp báo sáng nay (27/4) của Bộ GD&DTD cho biết: Sau lộ trình 3 năm các trường được tự chủ xác định tổ hợp tuyển sinh, năm 2018 không còn quy định bắt buộc để chỉ tiêu tối thiểu để xét tuyển cho các tổ hợp truyền thống nữa.

Tuy nhiên, theo thống kê đăng ký xét tuyển năm 2018 về cơ bản các trường và thí sinh vẫn sử dụng tổ hợp truyền thống để xét tuyển.

Tương tự như năm 2017, năm nay tổ hợp có lượng thí sinh chọn đăng ký nhiều nhất là: A00: Toán, Lí, Hóa; D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; A01: Toán, Lí, Anh văn; B00: Toán, Hóa, Sinh; C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Năm 2018, năm tổ hợp này chiếm gần 90%, năm 2017 gần 92%).

Quy chế tuyển sinh cho phép các trường được bổ sung thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển và quy định "các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo".

Về lý thuyết, có 9 môn thi và một số môn thi năng khiếu có thể thiết kế tới hơn 400 tổ hợp. Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy số thí sinh đăng lý xét tuyển chọn các tổ hợp mới được bổ sung rất ít: có hơn 100 tổ hợp chỉ có dưới 10 thí sinh chọn và có hàng trăm tổ hợp không có trường hoặc thí sinh nào chọn.

Thống kê chi tiết nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các tổ hợp như sau:

TT

Mã tổ hợp

Bài, môn xét tuyển

Năm 2018

năm 2017

Số NV

Tỷ lệ

Số NV

Tỷ lệ

1

A00

Toán, Vật lí, Hóa học

848.444

30,83%

883.768

34,59%

2

D01

Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán

743.246

27,01%

608.632

23,82%

3

A01

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

352.149

12,80%

286.760

11,22%

4

C00

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

279.742

10,17%

277.722

10,87%

5

B00

Toán, Hóa học, Sinh học

259.317

9,42%

282.984

11,08%

6

Các tổ hợp còn lại

10,49%

8,42%

Vì vậy, có thể thấy không phải cứ nhiều tổ hợp sẽ có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển.

Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về công tác thi, tuyến sinh 2018
 Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về công tác thi, tuyến sinh 2018

Các trường đã điều chỉnh ”tổ hợp lạ” sau khi bị nhắc nhở

Theo quy định của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.

Quy chế tuyển sinh cũng đã quy định rõ việc thêm các tổ hợp bài thi/môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc “Sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành”.

Thực tế, khi các môn thi THPT quốc gia tăng lên để đảm bảo học sinh học đều các môn, có 2 bài thi tổ hợp gồm sáu môn thi… thì số lượng tổ hợp tuyển sinh tất yếu tăng lên, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tuyển sinh theo ngành.

Tuy nhiên, để gắn với yêu cầu của ngành đào tạo thì tổ hợp tuyển sinh phải có một hoặc hai môn thi được coi là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo.

Quy trình xác định tổ hợp tại các trường thường phải do hội đồng khoa học đào tạo hoặc hội đồng tuyển sinh tham mưu... Và nhà trường phải giải trình được tính liên quan, tính hợp lý, tính cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, căn cứ tình hình thực tế trong công tác tuyển sinh, ngay từ đầu năm 2018 Bộ GD&ĐT đã thường xuyên giám sát, nhắc nhở các trường có thông báo xét tuyển tổ hợp các môn thi chưa phù hợp với ngành đào tạo và yêu cầu thực hiện đúng quy định, ví dụ tuyển sinh ngành ngôn ngữ nước ngoài nhưng không tuyển sinh tổ hợp có ngoại ngữ, các ngành kỹ thuật tuyển sinh khối C,…

Sau khi có ý kiến nhắc nhở của Bộ GD&ĐT, nhiều trường đã khẩn trương điều chỉnh như ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Đông Đô…

Đối với các trường tuyển sinh những tổ hợp chưa gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, Bộ GD&ĐT sẽ tham vấn chuyên gia, trao đổi và yêu cầu nhà trường giải trình những nội dung trên. Nếu không có căn cứ thuyết phục, có thể lựa chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực này để giám sát chặt chẽ quá trình tuyển sinh của trường; kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, việc đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...

Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thông tin thêm: Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có văn bản chỉ đạo Bộ GD&ĐT phải ”xử lý nghiêm và cho dừng tuyển sinh đối với cơ sở đào tạo cố tình đưa ra những tổ hợp xét tuyển không khoa học, không phù hợp, thậm chí chỉ nhằm mục đích tăng số lượng tuyển sinh, ảnh hưởng đến chất lượng, yêu cầu đào tạo” là sự thể hiện thái độ cứng rắn đối với cơ sở coi thường chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...