Hàng trăm hầm chứa ICBM bất ngờ xuất hiện ở miền Tây Trung Quốc

GD&TĐ - Trung Quốc đang tăng cường tiềm năng răn đe thông qua lực lượng hạt nhân chiến lược của mình.

Hàng trăm hầm chứa ICBM bất ngờ xuất hiện ở miền Tây Trung Quốc

"Cách đây một thời gian, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hàng trăm hầm phóng (silo) dành cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở các khu vực phía Tây đất nước".

"Bắc Kinh đang tìm cách nhanh chóng tăng cường khả năng tiến hành một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân mạnh mẽ nếu cảm thấy điều này là cần thiết", ấn phẩm Newsweek trích dẫn lời của một nguồn tin bên trong Lầu Năm Góc.

Nhà khoa học người Mỹ, giáo sư chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts, quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về chính sách vũ trụ, phòng thủ tên lửa, răn đe hạt nhân và chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt - ông Vipin Narang tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa Kỳ tổ chức, đã đưa ra tuyên bố quan trọng hơn về vấn đề này.

Ông Narang nói rằng nguyên liệu thô (uranium) cần thiết để sản xuất plutonium cấp độ vũ khí, từ đó đầu đạn hạt nhân được chế tạo và trang bị cho các ICBM nói trên, có nguồn gốc từ Nga.

"Theo ước tính của chúng tôi, rất có thể Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng các hầm chứa và bắt đầu triển khai tên lửa trong đó", Giáo sư Narang nhận xét.

Tuy vậy nhà phân tích cũng nhấn mạnh rằng việc buôn bán vật liệu giữa hai cường quốc hạt nhân là hoàn toàn hợp pháp.

"Việc mở rộng tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc thực sự được thúc đẩy bởi Nga, khi Moskva cung cấp cho Bắc Kinh nhiên liệu lò phản ứng uranium được làm giàu cao (HEU), có thể được sử dụng để sản xuất plutonium cấp độ vũ khí", ông Narang tóm tắt.

DF-41_aug2-l3aGM7.jpeg
Tiềm lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc được mở rộng đáng kể nhờ Nga.

Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là theo Cơ quan thống kê Trung Quốc, vào tháng 5 năm 2024, họ đã nhập khẩu các hợp chất phóng xạ trị giá 233 triệu USD từ Liên bang Nga (uranium đã làm giàu trị giá 231,5 triệu USD, các mặt hàng khác - 1,4 triệu USD), đây là giá trị hàng tháng tối đa trong toàn bộ thời kỳ ghi nhận từ năm 2015.

Đồng thời trong 5 tháng đầu năm 2024, Bắc Kinh đã mua uranium làm giàu trị giá 311 triệu USD và các nguyên tố khác từ Moskva - vốn không được cung cấp cho họ hàng tháng.

Trong khi đó tại thời điểm cuối năm 2023, Nga đã cung cấp cho Trung Quốc các nguyên tố phóng xạ trị giá 440 triệu USD (riêng uranium làm giàu trị giá 418 triệu USD).

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-26.
Theo Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ