Hàng Tết: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Gần Tết, dạo quanh các chợ truyền thống, các tuyến phố hay các cửa hàng chuyên bán bánh mứt kẹo không khó để nhận thấy hàng “3 không” (không nguồn gốc, không nhãn mác và không hạn sử dụng) đang được bày bán tràn lan.

Hàng Tết: Thật giả khó lường

Loạn giá…

Hiện thị trường bánh mứt kẹo đang rất sôi động với nhiều mặt hàng, từ bánh kẹo không nhãn mác đến bánh kẹo cao cấp, chất lượng... Tuy nhiên, thị trường tiêu dùng năm nay được đánh giá là khá khắt khe hơn so với năm trước. Phần lớn hàng hoá chất lượng, có thương hiệu đều tập trung ở siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng lớn, trong khi hàng “ba không” (không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không có hạn sử dụng) lại ít xuất hiện ở những nơi này và chỉ tập trung chủ yếu ở các chợ truyền thống hay chợ đầu mối với giá khá rẻ.

Trong vai một mua bán mứt Tết đưa đi các tỉnh, chúng tôi đến một số nơi được coi là “thủ phủ” buôn bán bánh mứt kẹo lớn nhất Hà Nội như: Chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Buồm, Hàng Giầy… mới thấy hết cảnh người mua, kẻ bán nhộn nhịp bên cạnh những sạp hàng đủ loại bánh kẹo, ô mai, mứt… Điều đáng nói ở đây là đa số các mặt hàng này chỉ được bán theo cân. Đặc biệt giá cả giữa giá bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng và giá buôn của các mặt hàng mứt tết “ba không” rất chênh lệch.

Cụ thể, mứt me giá bán lẻ là 240.000 đồng/kg, nhưng bán buôn chỉ có 140.000 (chênh lệch đến 100.000 đồng/kg); mứt dừa giá bán lẻ 170.000 nhưng giá bán buôn 130.000 đồng; mứt gừng lát bán lẻ 130.000 đồng trong khi giá buôn 80.000 đồng...

Loạn cả nhãn hàng

Giải thích mức chênh lệch giữa bán buôn và bán lẻ cao như vậy, chủ một gian hàng ở chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, các loại bánh, mứt kẹo không nhãn mác hiện nay thông thường được nhập khẩu về từ 3 nguồn chính. Một là từ các cơ sở kinh doanh. Hai là từ các hộ gia đình và sau cùng là nhập khẩu từ nước ngoài, mà chủ yếu nhập từ Trung Quốc nên giá cả có chênh nhau cũng là chuyện bình thường...

“Năm nay các loại hạt, mứt của Trung Quốc nhập về khá nhiều với đặc điểm là giá rẻ, nhưng người bán có thể đóng mác nói là hàng của Thái Lan, Singapore hay Malaysia... hoặc ghi tên nhãn trong nước để bán giá cao. Còn về kiểm tra, các cơ quan chức năng đâu có tìm hiểu nguồn gốc, mà họ chỉ kiểm tra trên hoá đơn xuất nhập hàng hoá, trong khi trên thị trường muốn hợp thức hoá thì mua bao nhiêu hoá đơn mà chẳng được” - chủ gian hàng nói.

Chỉ riêng loại hạt dẻ và mắc ca của Trung Quốc và hạt dẻ, mắc ca của Úc, Mỹ có giá vênh nhau trên 150.000 đồng/kg, nhưng nếu nhìn bên ngoài thì rất khó phân biệt.

“Nói chung, các loại bánh mứt kẹo cũng như các loại hạt phục vụ Tết trên thị trường hiện rất khó để phân biệt. Ngay cả hàng của Việt Nam trên cùng một loại hạt, hay mặt hàng mứt bánh kẹo cũng rất khó để phân biệt đâu là hành chính hãng, đâu là hàng nhái…” - chị Tình cho biết.

Hiện trên các trang mạng xã hội, rất nhiều loại bánh kẹo mứt, các loại hạt nhập ngoại đang được rao bán tràn lan, thu hút được sự quan tâm của không ít người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên thận trọng khi mua. Người mua nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, địa chỉ, nhãn mác rõ ràng, đáng tin cậy để không gặp phải bất kỳ “tai nạn” nào, nhất là trong dịp Tết...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.