Tại hội chợ Giảng Võ ở Hà Nội, đến thời điểm này, người xem vẫn đông hơn người mua. Các loại đặc sản đắt đỏ như chim công chục triệu đồng, gà 9 cựa tiến vua 4,5 triệu đồng/kg vễ chưa có nhiều người hỏi mua. Theo đại diện trang trại, mục đích đem sản phẩm đến hội chợ Tết là để trưng bày, quảng bá. Tuy nhiên, doanh số bán hàng các dịp Tết có tăng hơn so với bình thường.
Anh Thành bán dưa khắc hình trên đường Bạch Đằng, Bình Thạnh cho biết: "Hôm nay tôi bán được hơn 300 quả dưa khắc hình chủ yếu là hình dê, với giá 300.000 - 400.000 đồng/cặp. Khách đông thợ phải làm liên tục giờ còn tồn đến 30 trái chưa giao được cho khách".
Trên nhiều tuyến đường Tại TP.HCM, như Bạch Đằng, Đinh Tiên Hoàng, Phan Văn Trị..., dịch vụ khắc dưa hấu đang đắt khách.
Các đặc sản chưng Tết độc đáo được bán vào ngày 27 Tết trên khắp vùng miền:
Bưởi hồ lô giá 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/cặp tại đường Cách Mạng Tháng 8 (TP HCM). Ảnh do anh Võ Minh Thanh gửi qua email.
Ảnh dưa leo hồ lô do phóng viên Duy Hiếu gửi từ Đà Nẵng qua email:
Dưa chuột cảnh, kiểng lạ chưng Tết ở Đà Nẵng. Phóng viên ảnh Duy Hiếu phỏng vấn anh Tạ Văn Thuận ở phường Hòa Thuận Đông, quận Cẩm Lệ. Anh Thuận cho biết năm nay là năm thứ 2 gia đình trồng và tạo dáng dưa leo cảnh, giá bán 500.000 đồng/đôi. Dưa leo sau khi bói quả được tạo dáng hình hồ lô trông rất đẹp mắt.
Ở Hà Nội, các loại hoa quả để được lâu để bày mâm ngũ quả như bưởi Diễn nguyên cuống, bòng, chuối xanh được nguời dân chuộng mua, quan tâm sắm trước. Giá: bưởi diễn nguyên cuống để thờ: 50.000 đồng/quả, dừa non 25.000 đồng/quả (đắt hơn dừa xiêm lấy nước 5.000 đồng), bòng 100.000-120.000 đồng/quả.
Đặc biệt, chuối xanh quả lẻ rất hiếm, được nhiều khách hàng tranh nhau trả giá để mua. Giá chuối xanh quả chẵn 50-70k/nải nhưng quả lẻ giá đắt gấp đôi vẫn ko có hàng bán. Một người bán chuối tại chợ Nghĩa Tân cho biết nhà chị cả xe chuối chỉ có vài nải lẻ đã bán hết. Nải lẻ cuối cùng này có 17 quả, chị rao giá 150.000 đồng.
Các đặc sản Tết độc đáo nhưng ế khách ở hội chợ Xuân do có giá bán quá cao, phổ biến vài triệu đến vài chục triệu. Ảnh: Mạnh Thắng.
Tuy nhiên, theo tiết lộ từ chủ hàng thì người xem đông hơn người mua. Tình trạng này cũng diễn ra ở Hà Nội, với các loại đặc sản như chim công, gà 9 cựa tiến vua, theo cập nhật từ phóng viên Mạnh Thắng từ hội chợ Xuân ở triển lãm Giảng Võ.
Thị trường cây, hoa, quả độc chưng Tết cũng sôi động hơn so với trước đó. Dưa hấu dát vàng giá 30.000 đồng/kg ở Sài Gòn. Quả dưa nhẹ nhất đã khoảng 10 kg, nặng lên tới vài chục kg.
Tại đầu cầu TP HCM, phóng viên Hải An cập nhật cảnh người dân sắm Tết rất nhộn nhịp với những mặt hàng đặc sản tại chợ Bến Thành.
"Trường em học theo tín chỉ nên được nghỉ muộn hơn so với các trường khác. Trong lúc chờ để về quê, em tranh thủ đi mua quần áo về diện Tết”, Thành, sinh viên ĐH Thương mại đang mua quần áo giảm giá 100.000 đồng/món chia sẻ.
Các tuyến phố thời trang cũng chung cảnh tượng.
Khảo sát phố thời trang Xuân Thủy cạnh chợ Nhà Xanh, phóng viên Lê Hiếu chia sẻ, hầu hết các cửa hàng đều treo biển giảm giá từ 30-70% trong ngày 27 Tết. Thậm chí, có cửa hàng còn tuyên bố bán lỗ để về quê ăn Tết.
Càng về chiều, chợ càng đông. Từ hiện trường, phóng viên Hoàng Anh, qua điện thoại cho biết đến thời điểm này, gần như lối đi đã không còn một chỗ trống.
Từ chợ Nhà Xanh ở phố Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) - chợ sinh viên lớn nhất thủ đô, chuyên bán đồ giá rẻ - phóng viên Lê Hiếu cho biết, khách mua đã chật cứng từ giữa trưa.
Cảnh chen chúc để mua được đặc sản trên khu vực phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Không khí ngạt thở lan ra các tuyến phố mua sắm. Phóng viên Hoàng Phan có mặt tại phố cổ từ đầu giờ chiều phản ánh, hầu hết các tuyến Hàng Ngang Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã... đều chật cứng người.
Trên fanpage của Zing.vn, độc giả Tài Leo cho biết vừa từ Big C Bình Tân (TP HCM) về và không khí sắm Tết tại đây "cũng khá ngạt thở ".
Cùng thời điểm này, tại một điểm siêu thị khác ở phía Nam Hà Nội là Metro, phóng viên Diệp Sa thông tin qua điện thoại, bãi đỗ ô tô,xe máy chật cứng. Bảo vệ phải mở đường hướng dẫn ô tô vào sân cỏ (thường chỉ trồng làm cảnh)-bãi đỗ "cơi nới" trước siêu thị.
Đã bắt đầu xuất hiện những khuôn mặt mệt mỏi vì sắm Tết ở siêu thị. Phóng viên Hoàng Anh cho biết, bên ngoài, nhiều khách hàng mua đồ xong nhưng vẫn phải chờ hơn nửa tiếng đồng hồ vì người thân chưa lấy được xe tại bãi.
Phóng viên Hoàng Anh tường thuật qua điện thoại, tại siêu thị Big C, một khách hàng tên Thung - 76 tuổi ở Trung Hòa Nhân Chính đi sắm đồ Tết nhưng mới chỉ từ bãi xe ra tới cầu thang cuốn để lên siêu thị đã không chịu nổi sự đông đúc và ngất xỉu.
Tại siêu thị Big C, Tô Hiến Thành ở TP HCM, quầy hàng trái cây đang chật kín người mua.
Chị Thu Thảo, khách hàng mua sắm tại đây cho biết: "Quầy hàng trái cây vừa chất lên là ai cũng tranh thủ lựa, nếu không sẽ còn những trái dập nát do người mua ấn thử xem độ chín". Tất cả các quầy tính tiền của siêu thị đều đã bật sáng đèn sẵn sàng đón khách, hiện nay siêu thị mở hết 30 quầy tính tiền nhưng khách vẫn phải xếp hàng mất từ 30 phút mới đến lượt thanh toán.
Từ siêu thị Big C Thăng Long, phóng viên Ngọc Lan cho biết có hiện tượng khách hàng thử luôn bánh kẹo tại quầy. Dù đã được nhân viên siêu thị nhắc nhở, nhưng nhiều người vẫn "hồn nhiên" bóc thạch, kẹo ăn rồi vứt vỏ ngay trên sàn.
Một khách hàng giấu tên cho biết hôm qua (14/2) anh cũng mua 1,5 kg táo trong siêu thị về ăn, nhưng hỏng mất một nửa. “Quả nhìn đẹp, dùng để thắp hương thôi, chứ ăn thì quả được quả không”, anh cho biết.
Khách tranh nhau mua táo Mỹ giá rẻ trong Big C Thăng Long .
Hàng Táo Mỹ được đặt ngay lối ra vào nên bắt bắt người tiêu dùng. Trên biển báo giá giảm 65.900 đồng xuống còn 49.900 đồng/kg. Rất nhiều khách mua vì giá rẻ hơn so với ngoài chợ khoảng 10.000 đồng.
Anh Sinh, chị Liên ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, đi siêu thị từ 10h sáng nay để tránh chen chúc. Phải đến 16h cả nhà mới mua đồ và thanh toán xong, mua cơm tại siêu thị để cả gia đình ăn trưa. "Đã cố tình đi sớm để tránh đông đúc, mà hôm nay vẫn không thoát được. Đám trẻ con mệt và đói quá nên mua cơm ăn ngay trong siêu thị, trông như đi tị nạn", chị Liên nói.
Còn ở Hà Nội, ngay lúc này, khu vực đông nhất là các quầy bánh kẹo, thực phẩm. Từ hiện trường siêu thị Big C, phóng viên Ngọc Lan cho biết khách hàng chen chúc, tranh giành nhau lấy túi đựng để có thể tiếp cận quầy kẹo bán theo cân.
Tại Big C Miền Đông, phóng viên Zen Nguyễn cho biết bên ngoài, hàng hóa được siêu thị xếp sẵn ra ngoài, sẵn sàng cung ứng cho khách.
Từ Sài Gòn, phóng viên Zen Nguyễn cho biết không khí mua sắm tại siêu thị Big C Miền Đông cũng đông vui nhộn nhịp.
Thang máy chật kín khách.
Nhưng đến ngày 15/2, Hà Nội hửng nắng. Các điểm mua sắm đã bắt đầu đông đúc trở lại. Không khí sắm Tết sôi động hơn. Lối gửi xe vào siêu thị Big C Thăng Long ở Hà Nội chật cứng người vào đầu giờ chiều.
Ngày 14/2, dù là cuối tuần nhưng lượng khách lai vãng các điểm mua sắm ở Hà Nội rất thưa thớt, phần vì vẫn là ngày làm việc cuối cùng của năm, phần bởi trời mưa rét.
Để tranh thủ mua được hàng và tránh cảnh ách tắc như thông lệ hàng năm, nhiều người đã chọn khung giờ "độc" để mua sắm.
Trong mùa mua sắm cuối năm, hàng trăm ngàn lượt khách hàng đã đổ các siêu thị, hội chợ để sắm đồ cho dịp Tết. Ngay từ sau rằm tháng Chạp, các siêu thị đã lên nhiều chương trình khuyến mại, chuẩn bị các phương án nhằm giảm tải và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến thăm quan, mua sắm.
Để thu hút khách, các siêu thị đã thực hiện nhiều cách khuyến mại lạ, như bỏ kiểm soát thẻ của Metro, "khóa giá hàng hóa" của Big C hay niêm yết với đơn vị 100 g như Lotte Mart.