Hàn Quốc: Xáo trộn giáo dục vì Covid-19

GD&TĐ - 8 tháng kể từ khi Hàn Quốc áp dụng hình thức học trực tuyến, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên phải vật lộn với học từ xa.

Giáo viên dạy trực tuyến tại một trường tiểu học ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Giáo viên dạy trực tuyến tại một trường tiểu học ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Nhà đã trở thành lớp học trong khi học sinh có hoàn cảnh khó khăn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với bạn đồng trang lứa.

Rào cản kỹ thuật số dành cho giáo viên

Vì các trường không có hướng dẫn chung cho việc dạy trực tuyến, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào từng giáo viên. Nếu giáo viên đam mê, hiểu biết về công nghệ và sẵn sàng sáng tạo nội dung, họ có thể xây dựng tài liệu online có chất lượng. Nếu không, học sinh sẽ thấy việc dạy trực tuyến là buồn tẻ và thiếu tập trung.

Nah, giáo viên làm việc tại thủ đô Seoul cho biết: “Trong giảng dạy trực tuyến, niềm yêu nghề và sự chân thành của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Ngay cả khi có đam mê, vẫn là rất khó để giảng dạy hiệu quả nếu giáo viên không có trình độ kỹ thuật số cao”.

Đối với các trường tư, mối lo lắng giảm nhẹ. Giáo viên, lớp học và chương trình giảng dạy được quản lý có hệ thống dưới sự giám sát của hiệu trưởng. Lee Sun-ah, có con trai đang học trường tư tại Seoul, kể các lớp học đều có sự tương tác hai chiều giữa học sinh và giáo viên. Nếu trẻ không theo kịp các bạn trong lớp, giáo viên sẽ hỗ trợ ngay lập tức.

“Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để khuyến khích học sinh tham gia lớp học. Trẻ được yêu cầu tải bài tập lên mạng, các bạn trong lớp nhận xét bài tập và tạo các nhóm nhỏ để thảo luận về chủ đề học. Con tôi dường như không biết chán việc học online”, Sun-ah cho biết.

Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng đủ khả năng cho con theo học các trường tư thục. Tính đến năm 2019, học phí trung bình hàng năm của các trường tiểu học tư thục là 12,95 triệu won (11.858 USD) trong khi học phí trường công lập là 510.000 won.

Đại dịch là cơ hội

Với học sinh từ gia đình thu nhập cao, đại dịch là cơ hội để nới rộng khoảng cách học tập với bạn bè đến từ gia đình có điều kiện thấp hơn. Lee, phụ huynh sống tại Seoul, cho biết luôn nhắc nhở con trai, đang theo học trường tư, phải tận dụng Covid-19 như cơ hội. Em có thể dành nhiều thời gian hơn để làm bài tập học thêm, bài luyện thi vì tiết kiệm thời gian di chuyển.

“Chất lượng giảng dạy của trường học vẫn được giữ nguyên trong khi tôi có thể dạy thêm cho con ở nhà. Khi con đi học, tôi không biết con hổng chỗ nào nhưng giờ có thể quản lý tốt hơn”, Lee cho biết.

Kim, giáo viên tại một trường trung học tư thục ở Seoul, cho biết học sinh đã thích nghi với phương pháp học online và hiện tham gia học ổn định. Điểm số của các em không có nhiều sự thay đổi so với năm ngoái. Bất chấp Covid-19, học sinh của Kim vẫn đến các trường luyện thi ở Daechi-dong, khu phố giàu có với nhiều trường dạy thêm đắt đỏ ở phía Nam Seoul.

Ngược lại, Kim Na-eun, học sinh lớp 11, dành phần lớn thời gian ở nhà học trong khi bố mẹ đi làm. Đánh giá về học trực tuyến, Na-eun cho biết không hiểu những gì giáo viên dạy, thường làm việc riêng hoặc ngủ trong giờ học. Vì vậy, điểm số của em trong năm học này bị giảm mạnh. Na-eun cho rằng có thể tập trung tốt hơn nếu học trực tiếp hoặc có mẹ ở nhà.

Khoảng cách giáo dục trên toàn quốc

Vào tháng 11, cuộc khảo sát do Hội đồng giáo dục quốc gia Hàn Quốc cho thấy, giáo viên, phụ huynh đều lo ngại về khoảng cách giáo dục do học trực tuyến gây ra. Trước những lo ngại về tình trạng trên, tháng 12, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo sẽ nghiêm túc đổi mới giáo dục trong bối cảnh hậu Covid-19.

Shin So-young, nhà nghiên cứu làm việc tại một tổ chức giáo dục phi chính phủ, nhận xét chính sách giáo dục tập trung hoàn toàn vào công nghệ kỹ thuật số chỉ có thể là tạm thời. Khi dạy trực tuyến, giáo viên bị áp lực bởi tiến độ học nhanh, nhiều nên việc giảng dạy online cần được giảm tải và nên kết hợp cả học trực tuyến và trực tiếp.

Theo Korea Herald

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.