Tuy nhiên nhiều ý kiến, bao gồm cả phụ huynh cho rằng quy định cấm sẽ ảnh hưởng tới những gia đình thu nhập thấp trong một xã hội cạnh tranh cao.
Học tiếng Anh sớm ảnh hưởng học tiếng mẹ đẻ
Quy định cấm là một phần của chính sách, mà theo chính phủ, là phù hợp với phán quyết của Toà án Hiến pháp năm 2016 rằng dạy Anh ngữ có thể cản trở việc học tiếng Hàn.
Quan điểm hạn chế GD Anh ngữ ở lứa tuổi nhỏ đã vấp phải nhiều phân tích phản bác.
“Theo nhiều chuyên gia giáo dục Anh ngữ và các nhà thần kinh học, tuổi lý tưởng học Anh ngữ như ngôn ngữ thứ hai là lớp Ba” – Kwon Ji-young, phụ trách Cục Chính sách mầm non và GD trẻ em sớm, Bộ Giáo dục, nêu ý kiến - “Bắt đầu GD ngôn ngữ thứ hai ở tiền tiểu học là quá sớm. Trước thời điểm đó, kĩ năng xã hội và phát triển nhận thức cần được dạy hơn. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng học ngôn ngữ thứ hai càng sớm càng tốt”.
Tại Hàn Quốc, các trường mẫu giáo mở lớp dạy Anh ngữ không đăng kí chính thức như các trường tiền tiểu học mà hoạt động như các cơ sở tư nhân.
Mặc dù học phí tốn kém, nhu cầu GD Anh ngữ sớm tăng lên khiến cho các cơ sở này trở nên rất phổ biến với phụ huynh có điều kiện kinh tế trang trải.
Thu nhập hộ gia đình trên đầu người hàng năm tại Hàn Quốc là 15.335 USD, trong khi các cơ sở dạy Anh ngữ sớm này thu phí hơn 1.500 USD/tháng.
Đào thêm hố sâu bất bình đẳng giữa trẻ giàu - nghèo
Quy định cấm kể trên dẫn tới khoảng 7.000 giáo viên mất việc, đào thêm hố sâu chia cách với trẻ thuộc gia đình thu nhập thấp khi tụt lại trong một xã hội cạnh tranh cao - theo các chuyên gia.
“Nếu sau lớp Hai, bạn so sánh những trẻ được học Anh ngữ tư nhân với những trẻ không được học, sự khác biệt sẽ là khổng lồ. Trong xã hội Hàn Quốc, bạn càng có nhiều tiền thì càng có mức học vấn cao” - theo Kim Hee-won, một giáo viên Anh ngữ tư nhân.
Kim, đã dạy tại thủ đô Seoul từ 2003 đến nay, bác bỏ ý kiến học tiếng Anh ảnh hưởng bất lợi đến việc trẻ học tiếng Hàn.
Đồng thời Kim cảnh báo tăng nhu cầu cơ sở GD Anh ngữ tư nhân và tạo nên cuộc đua mệt mỏi cho phụ huynh.
“Tại Hàn Quốc, một số bà mẹ so sánh từ loại xe đẩy sử dụng cho con họ trong bệnh viện sản khoa cho tới cơ sở GD nào mà con theo học. Mức độ cạnh tranh căng thẳng và đương nhiên phụ huynh sẵn sàng chi rất nhiều tiền để bảo đảm con được học tiếng Anh” - Kim nói.
Hwang Hee-jung, một bà mẹ đơn thân, đồng tình với quan điểm trên. Con trai Hwang sinh tại Mỹ và đã theo học một trường công tại Seoul cho tới năm ngoái khi cô chuyển con sang trường quốc tế.
“Tôi nghĩ nói tiếng Anh rất quan trọng bởi kì thi tuyển sinh đại học cạnh tranh rất quyết liệt và học sinh cần giỏi Anh ngữ để vượt qua” - Hwang nói.
Tuy nhiên trước sự lo lắng bất bình đẳng cơ hội học Anh ngữ từ dư luận, Bộ Giáo dục cho biết sẽ có kế hoạch hỗ trợ trẻ thuộc gia đình thu nhập thấp.