Hàn Quốc: Góc khuất việc làm cho người cao tuổi

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Hàn Quốc có hơn 9 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 17,6% dân số. Dù đã vào tuổi nghỉ hưu, đây vẫn là lực lượng lao động quan trọng ở quốc gia này.

Lượng người già Hàn Quốc không tham gia vào kinh tế hiện tăng gần 100% so với năm 2002.
Lượng người già Hàn Quốc không tham gia vào kinh tế hiện tăng gần 100% so với năm 2002.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê vào tháng 6/2022, khoảng 2,48 triệu người cao niên Hàn Quốc đang trong tình trạng “không hoạt động kinh tế”, tăng 96% so với năm 2002.

Con số đáng ngại

Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm người thất nghiệp, mất việc làm tạm thời và lâu dài dù có khả năng làm việc, tuổi từ 15 trở lên.

Luật Lao động Hàn Quốc quy định, độ tuổi nghỉ hưu là 60. Người lao động đã vào tuổi nghỉ hưu có 2 lựa chọn: Nghỉ việc hoặc xin làm hợp đồng, tái gia hạn hợp đồng đến khi không còn khả năng làm việc.

Phần lớn người nghỉ hưu Hàn Quốc muốn làm việc tiếp. Theo kết quả thăm dò năm 2020, 67% người cao tuổi muốn tiếp tục làm việc đến năm 73 tuổi. Tuy nhiên, rất khó để họ có thể duy trì hoặc xin công việc khác.

Kể từ đầu thế kỷ XXI, tỷ lệ người cao tuổi không hoạt động kinh tế liên tục gia tăng. Năm 2002, Hàn Quốc có tổng cộng 1,26 triệu người già không việc làm. Năm 2007, con số này tăng lên 1,35 triệu. Năm 2012, nó tiếp tục tăng lên 1,73 triệu, năm 2017 là 2,16 triệu.

Theo số liệu thống kê, lượng người già không công việc hiện là 2,48 triệu, chiếm 27,4% tổng người cao tuổi toàn quốc. So với năm 2002, nó tăng gần 100%.

Các cao niên Hàn Quốc mong mỏi có việc mà làm đến chí ít là năm 73 tuổi.

Các cao niên Hàn Quốc mong mỏi có việc mà làm đến chí ít là năm 73 tuổi.

Thiếu việc làm

Dân số Hàn Quốc đang già hóa nhanh chóng. Ước tính đến năm 2035, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm 30% dân số. Tới năm 2050, con số này còn lên đến 40%, năm 2063 là 45%.

Hàn Quốc có khả năng trở thành đất nước có dân số già nhất, đứng thứ 6 thế giới, sau Nhật Bản, Ý, Đức, Thụy Điển và Pháp. Ước tính chỉ trong vòng 2 – 3 năm nữa, tỷ lệ cao niên sẽ chiếm 20% dân số.

Mặc dù, tuổi nghỉ hưu là 60, nhiều công nhân viên Hàn Quốc bị buộc phải nghỉ việc sớm trong độ tuổi 50. Nguyên nhân do áp lực từ chủ lao động và tuyển dụng. Họ gia nhập “lực lượng lao động già” sớm, đẩy số lượng người không tham gia kinh tế nói chung gia tăng.

Thị trường công việc ít quan tâm đến người lao động lớn tuổi. Người già chỉ có thể xin các công việc lặt vặt, tạm thời như lao công, gác cổng, bán hàng…

Trong thời buổi cạnh tranh tuyển dụng gắt gao ngày nay, nhiều thanh, thiếu niên bỏ mộng xin công việc chính thức. Cộng với những người bị ép nghỉ hưu sớm, họ trở thành “đối thủ mạnh”, “đoạt” phần lớn các vị trí vốn “chỉ dành cho lao động già”.

Tỷ lệ người già nghèo ở Hàn Quốc trên 40%, cao nhất OECD.

Tỷ lệ người già nghèo ở Hàn Quốc trên 40%, cao nhất OECD.

Thu nhập quá thấp

Trong các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, gồm 30 quốc gia), Hàn Quốc xếp thứ nhất về tỷ lệ người già có việc làm, với trên 60%. Ngay cả quốc gia dân số siêu già Nhật Bản, tỷ lệ người già có việc làm cũng chỉ 38,1%, còn trung bình OECD là 13,2%.

Một trong các nguyên nhân chính của tỷ lệ người già có việc làm cao là bị ép nghỉ hưu non. Vì nghỉ việc trước tuổi, người lao động bị trả lương hưu hoặc gói trợ cấp thôi việc thấp hơn rất nhiều so với quy định. Nó không đủ để họ trang trải sinh hoạt phí cũng như an sinh xã hội, nên chỉ còn cách đi làm tiếp.

“So với các nước phát triển khác, lương hưu của Hàn Quốc quá thấp”, Giáo sư phúc lợi Yoo Jae-eon (Đại học Gachon) phản ánh. Từ lâu, chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực giải quyết bằng cách gia tăng số lượng công việc cho người cao tuổi. Trong khi tại Na Uy, tỷ lệ việc làm cho người cao tuổi giảm từ 18,1% (năm 2010) xuống 10,3% (năm 2020), thì ở Hàn Quốc lại tăng từ 29% (năm 2010) lên 34,1%.

Bất chấp cố gắng mở rộng việc làm cho người già Hàn Quốc, thu nhập của các cao niên liên tục xuống thấp. Kim Jung-mi (69 tuổi, cư dân Seoul) phải làm những 3 công việc (trông trẻ, rửa rau, dắt chó đi dạo thuê) nhưng tiền lương tổng cộng vẫn thấp hơn 1/2 thu nhập bình quân.

Theo báo cáo năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi nghèo ở Hàn Quốc là 40,4%, cao gấp 3,7 lần tỷ lệ người 18 – 64 tuổi nghèo và cao nhất OECD. Cũng trong năm này, thu nhập bình quân hàng tháng là 2,42 triệu won (khoảng 42,8 triệu đồng). Người cao tuổi nghèo chỉ kiếm được thấp hơn 50%, tức là dưới 1,21 triệu won (dưới 21,4 triệu đồng).

Ngoài thu nhập thấp, các công việc dưới tính chất hợp đồng còn không đi kèm bất cứ phúc lợi nào. Nhiều cao niên nghèo, vì không muốn trở thành gánh nặng cho người khác, đã tự sát. Năm 2020, tỷ lệ người trên 80 tuổi tử vong vì tự sát ở Hàn Quốc là 62,6/100 nghìn ca, cao nhất OECD.

Trung bình, cứ trong 5 cao niên Hàn Quốc thì có 1 người rất nghèo. Họ buộc phải chật vật kiếm sống, bất chấp tuổi cao sức yếu. “Nghỉ việc ư? Tôi không chắc mình có dám không.

Chí ít, tôi vẫn phải tiếp tục duy trì một lúc cả 3 công việc này cho đến khi không thể làm được nữa. So với nhiều ông, bà đang vất vả làm lao công, tôi còn nhàn nhã chán. Tuy rằng đồng lương thua xa đám trẻ, tôi chẳng còn cách nào khác ngoài nắm chặt mấy công việc này”, Jung-mi bộc bạch.

Ước tính năm 2033, 1/5 dân số Hàn Quốc sẽ là người từ 70 tuổi trở lên. Các quan chức từ Bộ Kinh tế và Tài chính, Bộ Y tế và Phúc lợi đang gấp rút vạch ra các biện pháp “cứu nguy”, đặc biệt là “làm thế nào mở rộng công ăn việc làm cho người già”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.