Hải Phòng: Họp báo công bố và trưng bày bảo vật quốc gia

GD&TĐ - Sáng 6/5, Sở Văn hoá và Thể thao TP Hải Phòng tổ chức họp báo công bố và trưng bày bảo vật quốc gia.

Quang cảnh họp báo
Quang cảnh họp báo

Theo đó, 12 bảo vật quốc gia của Hải Phòng sẽ được công bố vào ngày 8/5/2022 tại Nhà hát thành phố. Các bảo vật được trưng bày trong một tháng (8/5-8/6/2022).

Trong đó, Bảo vật quốc gia Long đao (Niên đại Thế kỉ XVII-XVIII) trưng bày tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng. Bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/1/2020.

Bảo vật quốc gia gốm men trắng An Biên sắp được công bố và trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng
Bảo vật quốc gia gốm men trắng An Biên sắp được công bố và trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng

Bảo vật quốc gia: Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung; Phù điêu Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (Niên đại: Thế kỉ XVI) trưng bài tại chùa Trà Phương, xã Thuỵ Hương, huyện Kiến Thuỵ. Các bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 2283/QĐ-TTg ngày 31/12/2020.

Sưu tập 9 bảo vật gốm men trắng An Biên (Niên đại Thế kỉ XI-XII) được trưng bày tại Bảo tàng Hải Phòng, số 66, Điện Biên Phủ, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng. Bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021.

Bà Trần Thị Hoàng Mai- Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao TP Hải Phòng chia sẻ: Việc tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 12 bảo vật quốc gia tại Nhà hát thành phố và Trưng bày các bảo vật nhằm khẳng định giá trị tinh hoa văn hoá của dân tộc, phát huy và quảng bá giá trị di sản văn hoá, lịch sử của các bảo vật trên địa bàn thành phố. Sự kiện góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, huy động sự vào cuộc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của toàn xã hội.

 Ông Nguyễn Bá Thanh Long- Phó Chủ tịch Thường trực Hội cổ vật Hải Phòng cho hay: Sự kiện công bố và trưng bày các bảo vật là sự kiện mà người dân thành phố nói chung và những người làm công tác văn hoá nói riêng rất tự hào. Hải Phòng có 15 bảo vật quốc gia, trong đó có 12 bảo vật lưu giữ tại địa phương. Nhân sự kiện này ngoài việc tuyên truyền cho công chúng, xã hội biết, Hải Phòng là một thành phố phát triển mạnh về kinh tế, xã hội, còn là địa phương có bề dày lịch sử trong dựng nước, giữ nước, giàu giá trị di sản văn hoá.

ông Phạm Tiến Thuật- Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy chia sẻ niềm tự hào về các bảo vật quốc gia tại Hải Phòng.
ông Phạm Tiến Thuật- Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy chia sẻ niềm tự hào về các bảo vật quốc gia tại Hải Phòng.

Tại cuộc họp báo, ông Phạm Tiến Thuật- Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy chia sẻ niềm tự hào về các bảo vật quốc gia tại Hải Phòng. Là đơn vị có nhiều bảo vật quốc gia được công nhận và trưng bày, huyện Kiến Thuỵ sẽ cùng thành phố tham gia gìn giữ phát huy xứng tầm giá trị văn hoá quý báu các bảo vật.

Ông Đỗ Xuân Trung- Phó Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng thông tin: Hải Phòng có trên 500 di tích được xếp hạng. Số lượng di vật, cổ vật rất phong phú.  

12 bảo vật quốc gia sắp công bố và trưng bày được Thủ tướng Chính phủ công nhận trong thời gian từ năm 2020 đến năm 2021 là bảo vật có giá trị độc bản, vẻ đẹp độc đáo riêng về giá trị lịch sử, mĩ thuật và khoa học.

Trong đó, 9 bảo vật quốc gia do ông Trần Đình Thăng sưu tầm có xuất xứ Hoàng cung, đồ dùng cho các Hoàng thân, quốc thích thời Lý. Bảo vật có giá trị lịch sử, văn hoá và trình độ cao về kĩ thuật tạo bản sắc riêng của Phật giáo.

3 bảo vật còn lại là những hiện vật, cổ vật liên quan đến triều Mạc, dòng họ Mạc. Vương triều gắn liền vùng biển Hải Phòng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.