Lần lượt sinh năm 1992 và 1997, vốn đều là “dân” chuyên Hóa, nhưng 2 anh em ruột Nguyễn Trung Nghĩa và Nguyễn Trung Kiên đã vận dụng hiệu quả tư duy Linearthinking để đạt điểm số tiếng Anh đáng mơ ước mà không cần “cày ngày cày đêm”.
Nếu như Nguyễn Trung Nghĩa được bạn bè biết tới như một thanh niên với đam mê leo núi, thám hiểm những vùng đất mới, thì em trai anh là Nguyễn Trung Kiên lại có nhiều tài năng trên sân cỏ cùng trái bóng tròn.
BS Răng – Hàm – Mặt Nguyễn Trung Kiên. |
Sức khỏe chính là lý do khiến 2 anh em lựa chọn nghề y, dù có cùng xuất phát điểm là học sinh chuyên hóa Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh định hướng chung về nghề nghiệp, cả 2 còn đam mê và luôn coi tiếng Anh như chiếc chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công trong cuộc sống.
Từ “bị bắt học” cho đến tư duy bài bản
ThS.BS CKI Tâm lý tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa. |
Đối với ThS.BS CKI Tâm lý tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa, trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học, tiếng Anh vốn là môn học khiến anh phải chịu không ít áp lực từ phía gia đình, đến mức nhiều lúc phải “học gạo” chỉ để đủ điểm, đủ môn thi tốt nghiệp.
“Sau này, trong thời gian học đại học, qua những chương trình giao lưu với sinh viên nước ngoài, đón đoàn bác sĩ quốc tế đến làm việc, vốn tiếng Anh chính là điểm nhấn giúp tôi tạo dựng được niềm tin của bạn bè, thầy cô trong cũng như ngoài nước. Tôi được tin tưởng, đưa vào danh sách đoàn đại biểu tham gia các hội nghị lãnh đạo trẻ Nhật Bản, Đông Nam Á... Từ đây, tôi mới tìm được động lực để nghiêm túc, quyết tâm làm chủ tiếng Anh”, bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa chia sẻ.
Anh em bác sĩ 9X Nguyễn Trung Nghĩa và Nguyễn Trung Kiên thường luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao thể chất lẫn tinh thần (Ảnh: MINK). |
Thế nhưng, quyết tâm này không hề dễ thực hiện, bởi cả tư duy logic và ngôn ngữ đều là yếu điểm của chàng bác sĩ sinh năm 1992. Các cấu trúc ngữ pháp, từ vựng mới thật sự trở thành thử thách, nhất là khi anh phải dành phần lớn thời gian cho công việc chuyên môn mỗi ngày.
Mãi tới vài năm trở lại đây, qua lời khuyên của bạn bè, Nguyễn Trung Nghĩa mới khám phá được cách học tiếng Anh một cách tự nhiên theo ngữ cảnh thực tế và đặc biệt là phương pháp Linearthinking. Điều này giúp hệ thống hóa và sử dụng các ký ức để trau dồi kiến thức vô cùng hiệu quả.
“Điểm số IELTS 7.5 mà tôi đạt được sau thời gian ngắn làm quen với phương pháp học này thực tế không quá cao, nhưng phương pháp học này đã giúp tôi hệ thống hóa một cách logic, khoa học các bài tập tiếng Anh, nhất là cải thiện khả năng nghe – vốn là “điểm yếu chí mạng” của tôi”, bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa cho hay.
Phương pháp độc đáo trên còn mang lại cho chàng bác sĩ trẻ nguyên là Chủ tịch Hội Sinh viên, nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cách suy nghĩ, tư duy độc lập. Từ đó, trở thành công cụ hữu hiệu trong cuộc sống cũng như công việc thường ngày. Với nền tảng này, anh cho biết sẽ dồn sức để nâng mức điểm IELTS từ 7.5 lên 8.0 trong thời gian tới.
“Thì ra IELTS không khó đến vậy”
Với Trung Nghĩa và Trung Kiên, việc học tập có tư duy như phương pháp đúng đắn sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều thời gian hoàn thiện bản thân, cho hoạt động cộng đồng (Ảnh: MINK). |
Không giống như anh trai, BS Răng – Hàm – Mặt Nguyễn Trung Kiên có nền tảng tiếng Anh tương đối vững từ những năm học trung học. Đến khi ngồi ghế giảng đường, anh đã có thể hoàn thành các phần IELTS Listening và Reading một cách mượt mà. Tuy nhiên, Writing và Speaking lại khiến bác sĩ sinh năm 1997 khá “ngán ngẩm”, bởi vốn từ vựng chưa rộng, hay bị “bí từ” và ít cơ hội thực hành.
Với vốn kiến thức được trang bị từ nhỏ, Nguyễn Trung Kiên hiểu rằng, hiện nay, lĩnh vực nào cũng cần nền tảng tiếng Anh tốt. Nhất là trong ngành y, tiếng Anh không chỉ là cầu nối dẫn đến các tài liệu, học bổng tốt, mà còn như chiếc chìa khóa mở ra những cánh cửa cơ hội trong cuộc sống, công việc.
“Vận dụng đúng những điều cốt lõi trên, tôi đã bước vào kỳ thi một cách rất nhẹ nhàng. Thi xong, tôi chợt nhận ra rằng, thì ra IELTS không khó như mình từng lo ngại suốt một thời gian dài”, bác sĩ Nguyễn Trung Kiên chia sẻ.
Theo bác sĩ 9X này, người thông minh có thể tiếp thu, nhìn nhận, phân tích vấn đề nhanh hơn, nhưng phương pháp học hiệu quả, phù hợp với bản thân mới là yếu tố quan trọng nhất.
Nguyễn Trung Kiên đã có năm 2022 thành công. Trong đó, anh tâm đắc nhất là việc đạt chứng chỉ IELTS với số điểm 8.0. “Phương pháp học tập tốt đã giúp tôi bứt phá, dám làm những điều thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, phục vụ rất tốt cho công việc theo đúng chuyên ngành mình ưa thích”, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Răng – Hàm – Mặt 2015 cho hay.