Hà Tĩnh: Những hình ảnh rất vui từ đáy biển quanh nhà máy Formosa

GD&TĐ - Đáy biển xung quanh nhà máy Nhà máy sản xuất gang thép của công ty Formosa thuộc vùng biển ven bờ của thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có hệ sinh thái phong phú, dồi dào sinh vật và rất nhiều rặng san hô trong giai đoạn hình thành...

Khu vực cảng Sơn Dương và vùng biển bao quanh nhà máy Formosa Hà Tĩnh.

Khu vực cảng Sơn Dương và vùng biển bao quanh nhà máy Formosa Hà Tĩnh.

Chi 1,4 tỉ USD cho hệ thống bảo vệ môi trường

Nhóm Phóng viên, CTV báo Giáo dục & Thời đại và những thợ lặn chuyên nghiệp vừa có chuyến lặn khảo sát vùng biển khu vực quanh Nhà máy sản xuất gang thép của Công ty Hưng nghiệp Formosa thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhóm PV, CTV Báo Giáo dục và Thời đại và thợ lặn khảo sát khu vực lặn khám phá hệ sinh thái biển tại khu vực cảng nước sâu Sơn Dương thuộc Khu liên hiệp gang thép Formosa Hà Tĩnh.
Nhóm PV, CTV Báo Giáo dục và Thời đại và thợ lặn khảo sát khu vực lặn khám phá hệ sinh thái biển tại khu vực cảng nước sâu Sơn Dương thuộc Khu liên hiệp gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Cuộc khảo sát do báo Giáo dục & Thời đại chủ trì triển khai được thực hiện vào đầu tháng 8/2022 nhằm kiểm tra môi trường biển khu vực quanh Nhà máy sản xuất gang thép của công ty Formosa thuộc vùng biển ven bờ của thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Nhà máy gang thép Formosa nhìn từ biển vào.

Nhà máy gang thép Formosa nhìn từ biển vào.

Cuộc lặn khảo sát được thực hiện trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Khu vực do các thợ lặn đầy kinh nghiệm thực hiện ghi hình nằm ở khu vực đường ống xả thải và cả trong khu vực cảng Sơn Dương.

Các thợ lặn tham gia khảo sát đáy biển quanh Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Các thợ lặn tham gia khảo sát đáy biển quanh Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Hình ảnh mà nhóm thợ lặn ghi lại cho thấy dưới đáy biển xuất hiện rất nhiều sinh vật, trong đó đáng chú ý là nhím biển xuất hiện một cách dày đặc. Tiếp đến là đủ chủng loại cá. Cá xuất hiện thành từng đàn, nhiều cá mú chủng loại lớn. Đây cũng là lí do lí giải vì sao trên mặt biển thời điểm chúng tôi thực hiện chuyến khảo sát có rất nhiều thuyền của ngư dân đang câu, đánh bắt cá.

Một điều đáng chú ý khác là đáy biển ở khu vực quanh nhà máy gang thép Formosa, rất nhiều san hô vừa được hình thành.

Thợ lặn mang theo thiết bị ghi hình khi lặn xuống biển.

Thợ lặn mang theo thiết bị ghi hình khi lặn xuống biển.

Có thể nói, việc xuất hiện dày đặc nhím biển, các loại cá, các lớp san hô đang được hình thành dưới đáy biển nằm sát khu vực nhà máy gang thép Formosa cho thấy các giải pháp mà FHS quyết liệt triển khai trong 5 năm qua nhằm kiểm soát, xử lý các nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường biển đã thực sự mang lại hiệu quả rất lớn. Đây là một tín hiệu rất vui, bởi theo đánh giá của Bộ TN&MT mới đây, từ khi Formosa hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống hồ sinh học, nồng độ các thông số đặc trưng, chất lượng nước biển trong khu vực ngày càng cải thiện.

Quá trình lặn khám phá hệ sinh thái tại Cảng nước sâu Sơn Dương và vùng biển quanh nhà máy Formosa có sự chứng kiến của lực lượng chức năng cùng Công ty FHS.
Quá trình lặn khám phá hệ sinh thái tại Cảng nước sâu Sơn Dương và vùng biển quanh nhà máy Formosa có sự chứng kiến của lực lượng chức năng cùng Công ty FHS.

Về kết quả thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của Formosa, theo báo cáo của Bộ TN&MT, tháng 10-2016 Formosa đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải phụ vụ lò cao số 1 theo đúng quy chuẩn.

Tháng 7-2017, Formosa đã hoàn thành 7 hạng mục cải thiện, bổ sung công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu của Bộ TN&MT, trong đó có hệ thống hồ sự cố kết hợp hồ sinh học diện tích 10ha.

Nhím biển dày đặc tại các mõm đá dưới đáy biển.
Nhím biển dày đặc tại các mõm đá dưới đáy biển.

Tháng 3/2019, Fosmosa đã đưa hệ thống CDQ số 1 vào vận hành thử nghiệm, đến tháng 6/2019 công ty này đưa thêm hệ thống CDQ số 2 và 1 thiết bị xử lý khí thải bổ sung cho xưởng thiêu kết, và sau đó các thiết bị xử lý khí thải còn lại cũng được lắp đặt, đưa vào vận hành.

Bộ TN&MT đánh giá hiện nay toàn bộ các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu đã được Formosa hoàn thành, bộ đã cấp giấy vận hành chính thức.

Một con bạch tuộc đang chui vào hang đá dưới đáy biển.
Một con bạch tuộc đang chui vào hang đá dưới đáy biển.

Theo báo cáo của Formosa, tổng kinh phí đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường của dự án đến nay khoảng 1,4 tỉ USD (chiếm khoảng 10,9% tổng vốn đầu tư cho cả dự án); riêng các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường đầu tư sau sự cố môi trường là trên 350 triệu USD.

Đã khắc phục xong sự cố ô nhiễm môi trường biển

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, sau 5 năm triển khai nhiều giải pháp khắc phục hậu quả, đến nay Công ty Formosa đã khắc phục được sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Thông tin được Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đưa ra trong báo cáo kết quả giám sát quá trình khắc phục hậu quả vi phạm và thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa).

Các rặng san hô đang trong giai đoạn hình thành.

Các rặng san hô đang trong giai đoạn hình thành.

Bộ TN&MT cho biết từ năm 2016 đến nay, bộ đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước giám sát, đôn đốc và yêu cầu Formosa khắc phục hậu quả theo quy định.

Thành lập hội đồng giám sát việc khắc phục hậu quả do sự cố môi trường biển, lập tổ giám sát liên ngành để triển khai giám sát Formosa theo cơ chế đặc biệt: vừa cử cán bộ giám sát thường xuyên, vừa định kỳ, đột xuất tổ chức đoàn giám sát tại khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương (Hà Tĩnh).

Hàu biển bám đầy tại các ghềnh đá.
Hàu biển bám đầy tại các ghềnh đá.

Đồng thời phối hợp với Sở TN&MT Hà Tĩnh giám sát 24/24h kết quả quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải và khí thải của Formosa Hà Tĩnh.

Cũng theo Bộ TN&MT, hiện vấn đề môi trường của Formosa đã được kiểm soát chặt chẽ, các nguồn nước thải, khí thải phát sinh được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả ra môi trường.

Từng đàn cá lớn bơi lội dưới Cảng nước sâu Sơn Dương.
Từng đàn cá lớn bơi lội dưới Cảng nước sâu Sơn Dương.

Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các hạng mục công trình sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của Formosa đã được Bộ TN&MT kiểm tra, xác nhận hoàn thành để đi vào vận hành chính thức theo pháp luật về bảo vệ môi trường.

Kết quả kiểm tra, quan trắc, giám sát của tổ giám sát liên ngành vào tháng 9-2020 cho thấy nước thải do Formosa xả ra môi trường trong quá trình sản xuất đạt quy chuẩn Việt Nam, nhiều thông số đạt chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường nước biển ven bờ.

Theo yêu cầu của tổ giám sát, Formosa đã thực hiện việc tái sử dụng nước thải đã xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam, qua đó giảm lượng nước thải xả ra môi trường.

Con cá mú đang kiếm ăn tại khu vực đường ống xả thải của Công ty FHS.
Con cá mú đang kiếm ăn tại khu vực đường ống xả thải của Công ty FHS.

Từ tháng 9 đến tháng 12-2020, Formosa đã tái sử dụng khoảng 110.000m3 nước thải, năm 2021 tái sử dụng 435.000m3 nước thải, quý 1-2022 tái sử dụng 107.000m3 nước thải.

Về khí thải, bụi thải, sau khi Formosa hoàn thành hệ thống xử lý khí thải bổ sung cho xưởng thiêu kết, nồng độ một số chất ô nhiễm đặc trưng trong khí thải tại các ống khói khu liên hợp gang thép luôn đạt quy chuẩn và giảm đáng kể. Trong đó, nồng độ dioxin/furan giảm từ 48-77%, SO2 giảm 50-54%, NOx giảm 32-34%.

Đối với chất lượng môi trường xung quanh, theo đánh giá của Bộ TN&MT, từ khi Formosa hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống hồ sinh học, nồng độ các thông số đặc trưng, chất lượng nước biển trong khu vực ngày càng cải thiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.