“Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí?”

GD&TĐ - Ngày 12/10, tại Hà Nội, Trung tâm văn hóa Pháp, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo "Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí?".

"Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí?"
"Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí?"

Tại Hội thảo sẽ nêu vấn đề ô nhiễm không khí và những nỗ lực thay đổi của thành phố Paris trong 20 năm qua, vấn đề ô nhiễm hiện nay của Thủ đô Hà Nội. Sự vào cuộc của chính quyền hai thành phố này như thế nào để giải quyết ô nhiễm không khí...

Paris là thành phố đông dân nhất châu Âu và là một trong 10 thành phố đông dân nhất thế giới, với 2,2 triệu dân trên 100 km² trong khu vực đô thị có 11 triệu dân.

Trong 20 năm qua, Paris đã theo đuổi chính sách môi trường, đáp ứng kỳ vọng cao của người dân. Năm 2004, Hội đồng Paris đã thông qua bản Kế hoạch khí hậu lần đầu tiên. Bản kế hoạch đưa ra đề cập đến các hành động cấp thiết vì lợi ích của người đi bộ, người đi xe đạp và giao thông công cộng và đặc biệt, trong năm 2017, vùng phát thải thấp (French Low Emission Zone) đầu tiên của Pháp đã được thành lập.

Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa đã khiến Hà Nội đối mặt với vấn đề ô nhiễm ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyê và Môi trường), từ giữa tháng 9 đến nay, chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức thấp, liên tục có những ngày nồng độ bụi mịn PM2.5 vượt ngưỡng cho phép, tăng mạnh so với các tháng trước và so với cùng kỳ các năm từ 2015 -2018.

Ngày 2/10/2019, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cùng UBND thành phố Hà Nội, TP HCM có giải pháp căn cơ, đồng bộ để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí, “không để người dân kêu ca mà không đề ra giải pháp hữu hiệu”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.