Hà Nội: Một số trường sẽ hạ điểm chuẩn vào lớp 10?

GD&TĐ - Trong 3 năm gần đây, sau khi công bố điểm chuẩn chính thức và làm thủ tục nhập học vào lớp 10 (đợt 1), Sở GD&ĐT Hà Nội ra quyết định tuyển bổ sung với một số trường còn thiếu chỉ tiêu, trong đó có cả các trường THPT thuộc tốp đầu và các trường chuyên.

Học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội
Học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Cụ thể, năm 2019, có 31 trường THPT hạ điểm chuẩn, trong đó có các trường top đầu như Chu Văn An, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trãi Ba Đình, Thăng Long, Yên Hòa, Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung Đống Đa, Nguyễn Thị Minh Khai.

Năm 2020, có 35 trường THPT hạ điểm chuẩn, trong đó có các trường top đầu như Chu Văn An, Nguyễn Trãi Ba Đình, Việt Đức, Yên Hòa, Cầu Giấy, Đống Đa, Xuân Đỉnh, Trần Hưng Đạo Hà Đông.

Năm 2021, có 39 trường hạ điểm chuẩn, trong đó có các trường top đầu như Nguyễn Trãi Ba Đình, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Khai, Xuân Đỉnh, Cầu Giấy, Yên Hòa, Đống Đa, Quang Trung Hà Đông. Cùng với đó, một số lớp chuyên của các Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây, THPT CHu Văn An cũng hạ điểm chuẩn.

Năm 2022, dự báo sẽ có một số trường sẽ hạ điểm chuẩn để tuyển bổ sung. Sau khi hạ điểm chuẩn, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các nhà trường có lưu ý rõ về đối tượng học sinh đủ điều kiện trúng tuyển cũng như thời gian, thủ tục nhập học để học sinh và phụ huynh thực hiện theo quy định.

Xét top 10 trường có điểm chuẩn cao nhất năm nay, trường THPT Yên Hòa hay phải tuyển bổ sung nhất. Trong 3 năm gần nhất, trường này đều hạ điểm chuẩn từ 0,5 đến 1,5 so với mức thông báo ban đầu. Như năm ngoái, trường lấy 49,5 điểm ở đợt xét tuyển bổ sung, thấp hơn đợt đầu 0,5 (thi 4 môn). Năm 2020, khi thí sinh chỉ thi ba môn tương tự năm nay, trường hạ 1,25 điểm.

Một trường khác hay hạ điểm chuẩn là THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Năm ngoái, trường hạ từ 49 xuống 48.5. Trường THPT Chu Văn An - ngôi trường có đầu vào cao nhất thành phố nhiều năm liền, thường chỉ tuyển bổ sung lớp tiếng Nhật. Tuy nhiên năm 2021, trường cũng phải hạ điểm chuẩn từ 53.3 xuống còn 52.3 để tuyển thêm.

Năm học 2021-2022, Hà Nội có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, trong đó gần 107.000 em đăng ký thi vào lớp 10. Trong số này, khoảng 64,7% trúng tuyển vào các trường THPT công lập. Số còn lại học tại các trường tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Các thí sinh thi vào lớp 10 làm ba bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, ít hơn năm ngoái một môn. Điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn, trong đó Văn và Toán nhân hệ số hai, cùng điểm ưu tiên.

Thành phố vẫn được chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa ba nguyện vọng vào ba trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, nguyện vọng một và hai phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng ba không bắt buộc.

Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng một không được xét tuyển các nguyện vọng sau. Nếu trượt nguyện vọng một, các em được xét nguyện vọng hai, ba nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn 1-2 điểm so với điểm chuẩn của trường. Các trường THPT chưa tuyển đủ học sinh sẽ báo cáo Sở và được tuyển bổ sung từ 19 đến 22/7.

Danh sách các trường hạ điểm chuẩn năm 2021

TT

Tên trường

Điểm chuẩn đợt 1

Điểm chuẩn đã hạ

1

Nguyễn Trãi Ba Đình

45.00

44.40

2

Phạm Hồng Thái

43.00

40.00

3

Minh Quang

18.05

16.00

4

Nguyễn Thị Minh Khai

49.00

48.50

5

Xuân Đỉnh

46.70

46.50

6

Cầu Giấy

47.50

47.25

7

Yên Hòa

50.00

49.50

8

Chương Mỹ B

28.25

26.30

9

Nguyễn Văn Trỗi

20.00

19.25

10

Bắc Thăng Long

35.65

35.00

11

Đống Đa

43.75

43.60

12

Cao Bá Quát Gia Lâm

42.25

42.00

13

Nguyễn Văn Cừ

37.50

37.20

14

Quang Trung Hà Đông

46.40

46.30

15

Trần Hưng Đạo Hà Đông

40.90

40.00

16

Hoài Đức C

30.25

29.60

17

Việt Nam Ba Lan

42.25

41.50

18

Phúc Lợi

40.10

39.80

19

Thạch Bàn

37.90

37.50

20

Tiến Thịnh

26.15

25.10

21

Tự Lập

29.00

27.05

22

Đại Mỗ

34.50

32.50

23

Trung Văn

40.00

39.20

24

Xuân Phương

39.75

38.80

25

Mỹ Đình

43.00

41.00

26

Phúc Thọ

33.00

32.25

27

Vân Cốc

27.70

27.20

28

Xuân Khanh

24.40

23.50

29

Chu Văn An

53.30

52.30

30

Tây Hồ

42.00

41.70

31

Thanh Oai A

32.40

31.80

32

Ngô Thì Nhậm

37.75

37.05

33

Đông Mỹ

33.50

32.60

34

Nguyễn Quốc Trinh

33.71

32.60

35

Trần Hưng Đạo Thanh Xuân

41.00

40.00

36

Lý Tử Tấn

24.70

23.90

37

Nguyễn Trãi Thường Tín

27.95

26.95

38

Vân Tảo

27.05

26.50

39

Đại Cường

22.00

19.00

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...