Hà Nội lên phương án thu dung điều trị tình huống có 100.000 ca mắc Covid-19

GD&TĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành phương án đáp ứng thu dung điều trị “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với 3 giai đoạn quy mô điều trị lên đến 100.000 ca mắc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, giai đoạn 1 là 10.000 ca mắc, giai đoạn 2 là 40.000 ca mắc và giai đoạn 3 là 100.000 ca. Mục đích hướng đến là người bệnh mắc Covid-19 được theo dõi, thu dung khám và điều trị tại các cơ sở y tế như trạm y tế lưu động, trạm y tế cố định, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến thành phố theo mô hình tháp 3 tầng.

Tầng 1 thu dung cách ly, điều trị người bệnh Covid-19 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại trạm y tế lưu động, trạm y tế cố định, các phòng khám đa khoa, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

Chỉ tiêu đáp ứng là 92.000 giường bệnh, bao gồm 22.100 giường bệnh tại 13 cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 do UBND thành phố ban hành quyết định thành lập và 69.900 giường bệnh tại các trạm y tế lưu động do UBND quận, huyện, thị xã thành lập. Các cơ sở điều trị được kích hoạt với số giường bệnh tương ứng theo từng giai đoạn phù hợp với diễn biến dịch bệnh và số ca mắc.

Đồng thời, thành phố triển khai thí điểm trạm y tế lưu động (điều trị F0 tại cộng đồng) ở 5 quận, huyện là Trung tâm văn hóa, thể thao phường Thạch Bàn, Long Biên (150 giường); Trường THCS Tiền Yên, Hoài Đức (300 giường); Phòng khám đa khoa Minh Phú, Sóc Sơn (200 giường); Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì (300 giường); Trường mầm non Lê Thanh A, Mỹ Đức (200 giường).

Tầng 2 thu dung, cách ly, điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện tuyến thành phố với chỉ tiêu đáp ứng là 6000 giường bệnh.

Tầng 3 thu dung cách ly, điều trị người bệnh Covid-19 mức độ nặng và nguy kịch tại các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện hạng I và các bệnh viện trung ương, bộ, ngành với chỉ tiêu đáp ứng là 2000 giường bệnh.

Về phân tầng và phân luồng điều trị người bệnh, thực hiện phân tầng người bệnh ngay từ tuyến y tế xã, phường, thị trấn. Việc phân tầng người bệnh thực hiện theo bảng kiểm, nhập liệu trên ứng dụng điều phối người bệnh Covid-19 trực tuyến để xác định chính xác tình trạng người bệnh, chuyển đến cơ sở điều trị theo đúng phân tầng.

Phần luồng người bệnh Covid-19, người bệnh triệu chứng nhẹ, không triệu chứng thực hiện thu dung cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và trạm y tế lưu động trên địa bàn.

Người bệnh mức độ vừa được chuyển đến bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố (theo địa bàn). Người bệnh mức độ nặng, nguy kịch được chuyển đến bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện hạng I (được giao phụ trách theo khu vực).

UBND thành phố phân công UBND, quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn điều phối, vận chuyển người bệnh triệu chứng nhẹ, không triệu chứng đến cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội điều phối, vận chuyển người bệnh mức độ vừa và nặng đến các bệnh viện điều trị Covid-19 (bệnh nhân từ cộng đồng, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung vào bệnh viện). Các bệnh viện điều trị Covid-19 chịu trách nhiệm vận chuyển người bệnh chuyển viện, chuyển tầng điều trị đến các bệnh viện tuyến trên.

UBND thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Y tế là đơn vị thường trực, chỉ đạo, điều phối hoạt động điều trị người bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.